Vì sao con không chịu nói? (dành cho bé chậm nói đơn thuần)

(Cha mẹ muốn con nhanh biết nói thì nhất định phải biết cách tạo môi trường ngôn ngữ cho con).
=======
2 câu hỏi mà BrainCare nhận được nhiều nhất trong quá trình đánh giá trẻ chậm nói tại BrainCare là:
 

Câu 1

Em dạy con cái gì con cũng biết hết mà nhất định không chịu nói?
Có nhiều lý do dẫn đến việc con biết hết mà không chịu nói. Trong đó nguyên nhân chính là con chưa có đủ vốn từ để nói.
  • Theo các chuyên gia Giáo dục Đặc biệt tại ĐH Sư phạm Hà Nội: “Để con nói được không phải là điều dễ dàng. Trước khi nói con cần hiểu câu hỏi. Hiểu câu hỏi xong con cần tư duy câu trả lời. Nhưng, nếu con không có vốn từ, thì dù con muốn nói con cũng “không lấy đâu ra” từ để nói cả. Con có muốn trả lời cũng “không lấy đâu ra” chữ để trả lời. Cùng với việc cha mẹ hỏi đi hỏi lại, thúc giục con, lâu dần con thành ra sợ bị hỏi, lâu dần con ngại giao tiếp”

Khi con chậm nói, cha mẹ cần làm gì? Click ngay tại đây

➡️ Vậy nên, Hiểu đơn giản nhất là con cần được nghe nhiều, thật nhiều (để tăng vốn từ cho con). Vậy, cho con nghe thật nhiều cái gì?
  • NHIỀU TỪ (vốn từ như ông, bà, ba, mẹ, bò, gà, cá, chó, bóng, xe…).
  • LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU LẦN, để vốn từ đó được in sâu vào não bộ con. Vốn từ con nhớ được càng nhiều con càng nhanh nói.
➡️ Vậy nên, cha mẹ cần tạo nhiều môi trường giàu ngôn ngữ cho con, dành thời gian nói chuyện với con (kể cả những lúc con đang tắm, con đi ngủ, con ăn cơm,…)

Câu 2

Em nói chuyện với con nhiều lắm mà con vẫn không chịu nói. Vậy là sao? Em sai ở đâu?
Nếu cha mẹ chỉ nói chuyện dồn dập (nói nhiều và nhanh) với con thì chỉ mới là tạo ra môi trường ngôn ngữ thụ động cho con, con chỉ được lắng nghe một chiều và thậm chí sẽ tạo áp lực lên con
  • Vì vậy, ngoài việc cung cấp nhiều vốn từ cho con, cha mẹ cần phải tạo cơ hội, cần phải khơi gợi nhiều tình huống để con có cơ hội được nói. Một gợi ý cho cha mẹ là hãy đặt các câu hỏi cho con, và đừng quên, dành ra ít nhất 5 giây chờ đợi câu trả lời của con cha mẹ nhé.
  • Cha mẹ cần lưu ý một điều: Cha mẹ tránh việc lặp đi lặp lại một câu hỏi cho con nhé. Cha mẹ cần đa dạng các câu hỏi để không gây sự nhàm chán và áp lực lên cho con. Và một điều quan trọng BrainCare xin được nhấn mạnh thêm một lần nữa: Cha mẹ hãy dành thời gian để chờ đợi câu trả lời của con (nghĩa là, cha mẹ “đừng” thấy con im lặng sau câu hỏi mà cha mẹ liền trả lời thay con nhé, có thể sự im lặng đó là lúc con đang suy nghĩ, con đang cố gắng để bật ra âm thanh. Hãy chờ đợi con thêm!)

Vậy nên, để giúp con học nói, cha mẹ cần:

☎️ Và cuối cùng, nếu cha mẹ đang có những băn khoăn, những lo lắng về sự phát triển của con yêu của mình, nếu cha mẹ đang bất lực, hoang mang khi thấy con yêu không chỉ chậm nói mà còn gặp những khó khăn khác (như không tương tác, thích chơi một mình, con chạy nhảy không biết mệt,…), cha mẹ hãy tìm sự trợ giúp từ chuyên gia Giáo dục đặc biệt BrainCare kịp thời. Chuyên gia BrainCare sẽ đánh giá toàn diện sự phát triển của trẻ và giúp cha mẹ nhanh chóng tìm ra phương pháp hỗ trợ con tốt nhất và hiệu quả nhất.
_Yêu thương_

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo