- Trẻ nhỏ luôn luôn tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh nên ngay từ khi mới chập chững biết đi trẻ, đã có xu hướng hoạt động liên tục, nghịch ngợm, chạy nhảy. Cũng vì vậy mà nhiều cha mẹ cho rằng những biểu hiện hiếu động thái quá của con là bình thường mà đâu biết rằng đôi khi đó là dấu hiệu sớm của các rối loạn phát triển, trong đó có hội chứng Tăng động – Giảm chú ý.
- Khác với hiếu động đơn thuần, rối loạn tăng động – giảm chú ý thường đặc trưng bởi biểu hiện bốc đồng, hiếu động thái quá, giảm tập trung chú ý, khó ngủ, rối loạn cảm xúc,… Trong bài viết này, BrainCare mong rằng có thể cung cấp thêm thông tin giúp cha mẹ nhận diện trẻ tăng động – giảm chú ý (ADHD).
- Tăng động – giảm chú ý (ADHD) là một trong các rối loạn phát triển được đặc trưng bởi hành vi hiếu động quá mức kèm theo khả năng tập trung thấp ở trẻ. Các biểu hiện tăng động – giảm chú ý thường được phát hiện ở lứa tuổi từ 3 – 11 tuổi, trong đó điển hình là:
>>Tìm hiểu thêm: Có những đứa trẻ Hiếu động quá mức – nhưng cha mẹ lại nghĩ là bình thường
3 dấu hiệu điển hình của Tăng động, giảm chú ý
- Tính hấp tấp, bốc đồng: Trẻ có các hành động vội vàng có khả năng dẫn đến hậu quả tiêu cực. Ví dụ, trẻ có thể đột ngột chạy qua đường mà không quan sát.
- Tăng động: Bao gồm các hoạt động vận động quá mức. Trẻ em, đặc biệt là những trẻ bé, có thể gặp khó khăn khi ngồi yên (ví dụ như ở trường học, công viên,…); Thường xuyên bồn chồn tay chân; Thường bỏ vị trí trong lớp học hoặc ở những nơi khác; Thường xuyên chạy hoặc leo trèo quá mức khi hoạt động, kể cả ở những nơi không cho phép; Gặp khó khăn khi phải chơi các trò cần giữ yên lặng; Nói nhiều, trả lời chen ngang mà không chờ hết câu hỏi; Lời nói lủng củng, khó diễn đạt mạch lạc; Khó khăn khi chờ đến lượt khi vui chơi hay mua hàng; Hay có thói quen làm gián đoạn hoặc xen ngang vào người khác.
- Giảm chú ý: Đây là dấu hiệu rõ rệt và khác biệt nhất giúp cha mẹ phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động – giảm chú ý. Trẻ hiếu động có thể rất nghịch ngợm nhưng có khả năng tập trung tốt hơn; trẻ tăng động giảm chú ý thì lại rất khó duy trì sự tập trung. Trẻ tăng động – giảm chú ý không thể ngồi yên một chỗ, khó chú ý thầy cô hay cha mẹ hướng dẫn. Trẻ không thích tham gia trò chơi cần duy trì sự tập trung chú ý, dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh, quên đi công việc đang làm. Trẻ cũng có thể thường xuyên làm thất lạc đồ chơi và đồ dùng học tập.
Vì sao cần phát hiện sớm, can thiệp sớm
- Nếu trẻ tăng động – giảm chú ý được phát hiện và can thiệp muộn thường kéo theo các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng, khả năng tập trung yếu, khả năng hiểu và diễn đạt kém. Cũng chính vì vậy, trẻ tăng động giảm chú ý thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô, lớn dần, khả năng học tập và hòa nhập của con kém dần, con dễ dẫn tới các vấn đề tâm lý tiêu cực khác. Được phát hiện sớm, được can thiệp sớm, trẻ có khả năng tập trung cao hơn, khả năng hòa nhập của con cũng lớn hơn rất nhiều.
- BrainCare mong rằng, sau khi nắm bắt được những biểu hiện đặc trưng của trẻ Tăng động, giảm chú ý cha mẹ sẽ không chủ quan mà bỏ qua dấu hiệu khác thường của con trong quá trình lớn lên. Bởi lẽ những dấu hiệu đó có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trẻ mắc Hội chứng Tăng động, giảm chú ý hay một số rối loạn phát triển khác như chậm nói, tự kỷ,…
Cha mẹ yên tâm nhé, BrainCare sẽ luôn là người bạn đồng hành tin cậy cùng cha mẹ và các bé yêu. Nếu quý phụ huynh đang có những băn khoăn, lo lắng về sự phát triển của con, hãy nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp và đánh giá chuyên sâu từ đội ngũ chuyên gia BrainCare!
Đánh giá và can thiệp tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.
Đăng ký tư vấn