Sàng lọc & Theo dõi
Chậm nói
Nuôi con là một quá trình vất vả đầy tâm huyết của cha mẹ. Đặc biệt, sự phát triển của con trong độ tuổi 3 năm đầu đời luôn chiếm trọn sự quan tâm của bất cứ bậc phụ huynh nào.
Đối với một đứa trẻ, sự phát triển về thể chất và tinh thần luôn song hành, cho nên ngoài việc chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ khi ốm đau hay mạnh khỏe, cha mẹ cũng luôn chú ý rất nhiều tới sự phát triển trí não của con thông qua khả năng ngôn ngữ, cảm xúc hành vi…
Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau, nhưng có một số mốc phát triển quan trọng đánh giá sự tiến bộ cần đạt được theo lứa tuổi của hầu hết trẻ nhỏ. Nếu con bạn chưa đạt được những mốc phát triển cơ bản về ngôn ngữ, trẻ có thể đang bị chậm nói.
Với những trẻ chậm nói, cha mẹ thường rất lo con mắc chứng tự kỷ. Để giải tỏa nỗi lo này cũng như tìm cho con phương pháp can thiệp sớm (nếu cần), cha mẹ nên tìm hiểu kỹ hơn về chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ chậm nói không có nghĩa là trẻ có vấn đề nghiêm trọng, có thể trẻ chỉ là biết nói muộn mà thôi. Điều quan trọng là bố mẹ dựa vào độ tuổi để nhận biết mức độ phát triển của con, từ đó sớm biết cách điều chỉnh, hướng dẫn, tương tác với con cho hiệu quả. Trong trường hợp bố mẹ nhận thấy con có nhiều dấu hiệu bất ổn thì cần đưa bé đi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để có thể can thiệp kịp thời.
- Từ 3 – 6 tháng: Trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra. Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau. Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.
- Từ 7 – 9 tháng: Trẻ thường xuyên lặp lại các âm tiết giống nhau. Biết dùng cử chỉ cũng như các hoạt động để gây chú ý.
- Từ 9 – 12 tháng: Bắt đầu có những tiếng bập bẹ. Trẻ sẽ dử dụng các cử chỉ bằng đầu, cơ thể để thể hiện các yêu cầu.
- Từ 12 – 15 tháng: Trẻ có thể sử dụng được 7 từ hay nhiều hơn. Chúng thường xuyên dùng giọng và cử chỉ để có được đồ vật mong muốn. Bắt chước các từ mới cũng như nói gần các từ đơn.
- Từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 20 từ hoặc hơn (từ đơn). Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau và nói được nhiều từ có ý nghĩa. Ở giai đoạn này trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu cũng như giảm các cử chỉ, dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp.
- Từ 18 tháng đến 2 tuổi: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.
- Từ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản. Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không. Sau giai đoạn này trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.
- Từ 3 – 4 tuổi: Trẻ nói được các câu phức tạp, bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao,…
Một số dấu hiệu trẻ chậm nói:
- 2 tuổi chỉ phát âm hoặc nói vài từ đơn giản.
- 3 tuổi chưa trả lời được tên, tuổi cũng như chưa nói được những câu ngắn.
- 4 tuổi chưa đặt được những câu hỏi như Tại sao? Ai đó ? Ở đâu? Số lượng câu nói ít hơn 8 câu.
- 5 tuổi chưa biết kể lại câu chuyện mà trẻ thích hay là nói về ước mơ trong tương lai với từ “sẽ”.
Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện như:
- Không vui hoặc nhút nhát, bám mẹ.
- Dễ dàng cáu giận hoặc khóc.
- Hay đánh bạn hoặc dành đồ chơi với bạn.
- Không chơi với ba mẹ hoặc với các bạn.
- Ở từng giai đoạn, trẻ có những tiến bộ trong giao tiếp. Đặc biệt là trong 5 năm đầu đời, đây là khoảng thời gian quan trọng trong việc chuẩn bị cho việc học. Trong đó 3 năm đầu là thời gian vàng của đánh giá chẩn đoán và can thiệp sớm trẻ chậm nói. Trẻ không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến việc bày tỏ ý kiến và cảm xúc bị hạn chế, khiến trẻ sẽ có hành vi không phù hợp như gây hấn, căng thẳng. Điều này làm cản trở việc kết bạn sau này của trẻ cũng như ảnh hưởng trở lại việc học hỏi khám phá thế giới xung quanh.
- Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…
- Ngoài ra, trẻ chậm nói còn có nguyên nhân do tâm lý. Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
- Trẻ chậm nói do các rối loạn liên quan đến hội chứng tăng động kém tập trung, tự kỷ.
- Các hội chứng này ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, khiến trẻ không tập trung để tập nói, hoặc sợ âm thanh tiếng ồn lớn hay sợ tiếp xúc với người lạ.
- Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ: Nguyên nhân trẻ chậm nói.
- Chậm nói không có nghĩa là tự kỷ, nhưng 80% trẻ tự kỷ có biểu hiện chậm nói hoặc không nói, gây ra không ít nhầm lẫn trong việc chẩn đoán và điều trị can thiệp. Khác với tự kỷ, trẻ chậm nói đơn thuần thường không gặp bất cứ trở ngại gì về hành vi hay nhận thức mà chỉ có sự hạn chế khi giao tiếp.
- Tìm hiểu thêm: Trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói do phổ tự kỉ?
- Đăng kí online: https://braincare.vn/lien-he/.
- Đăng kí offline: Tổng đài tư vấn: 19003307 hoặc liên hệ hotline: 02444553307.