Sàng lọc & Theo dõi

M-Chat-R

Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng khuyết tật ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não, tồn tại suốt đời, thường xuất hiện trước 3 tuổi. Việc phát hiện sớm sớm, can thiệp sớm là điều rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định mức độ hòa nhập của các con. Vậy ai là người phát hiện giúp sàng lọc chẩn đoán sớm?

Vai trò của cha mẹ thật quan trọng trong quá trình theo dõi, chăm sóc con của mình. Chẳng một ai có thể gần gũi, thân cận hơn đối với đứa trẻ bằng cha mẹ của chúng. Khi nhìn thấy rõ sự khác biệt của con, nhanh chóng đưa trẻ đến các phòng khám tâm lý, bệnh viện nhi, bác sĩ tâm thần nhi để việc sàng lọc chẩn đoán phát hiện sớm được thực hiện. Việc chẩn đoán phát hiện trẻ có rối loạn tự kỷ phải được thực hiện qua rất nhiều giai đoạn khác nhau: Sàng lọc, theo dõi, hỏi chuyện lâm sàng, quan sát, công cụ trắc nghiệm, … Một trong những công cụ sàng lọc trẻ tựu kỉ được sử dụng phổ biến đó là bảng sàng lọc M – CHAT.

Vấn đề đặt ra là làm sao để phát hiện sớm trẻ tự kỷ để không bỏ qua thời điểm quyết định cuộc đời trẻ. Hiệp hội nhi khoa của Mỹ đã đưa ra lời khuyên với tất cả các bậc phụ huynh là nên thực hiện những sàng lọc phát triển vào thời điểm trẻ được 9 tháng, 18 tháng, 24 tháng hoặc 30 tháng và sàng lọc tự kỷ lúc trẻ 18 hoặc 24 tháng. Tại các thời điểm này, nếu trẻ thể hiện những dấu hiệu bất thường, các chuyên gia sẽ thực hiện thêm các bài test để làm rõ trẻ mắc chứng tự kỷ hay không.

  • M-CHAT – bảng kiểm tự kỷ dành cho trẻ nhỏ – là một công cụ có giá trị sàng lọc trẻ em từ 0 đến 36 tháng tuổi nhằm đánh giá nguy cơ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ.
  • Bảng kiểm gồm 20 câu, trong đó có 11 câu quan trọng được in đậm, được thực hiện bởi người chăm sóc cha/mẹ hoặc ông/bà… dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • M-CHAT được giới thiệu bởi nhiều tổ chức có uy tín như Tổ chức Tự kỷ lên tiếng, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ và sử dụng rộng rãi trên thế giới [1,2,3].
  • Không phải tất cả những trẻ em có điểm nguy cơ cao đều được chẩn đoán là rối loạn phổ tự kỷ, mà kết quả của M-CHAT sẽ giúp cha mẹ và người chăm sóc có hành động kịp thời là đưa con đi đánh giá chuyên sâu.
  • Nhằm hạn chế bớt dương tính giả, các tác giả đã chỉnh sửa bộ M-CHAT và phát triển thành: M-CHAT-R (Bảng hỏi sàng lọc tự kỷ đã chỉnh sửa) và M-CHAT-R/F (Bảng hỏi sàng lọc tự kỷ đã chỉnh sửa, kèm với phần Theo dõi). Đây là hai giai đoạn của sàng lọc nguy cơ tự kỷ. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ được khuyến khích điền Bảng kiểm sàng lọc M-CHAT-R. Sau đó nếu kết quả M-CHAT-R chỉ ra là trẻ có nguy cơ, cán bộ y tế sẽ sử dụng Bảng kiểm M-CHAT-R/F với phần Theo dõi để khai thác thêm thông tin.

M – CHART dùng để sàng lọc cho trẻ trong độ tuổi nào?

  • 0 – 36 tháng tuổi.

Đối tượng người dùng các phiên bản của M – CHART?

  • M-CHAT-R dành cho mọi đối tượng người dùng.
  • M-CHAT-R/F dành cho cán bộ y tế để làm chuyên sâu hơn.

M-CHAT có sàng lọc tất cả các vấn đề phát triển có thể xảy ra không?

  • Không, M-CHAT và M-CHAT-R / F được thiết kế để sàng lọc nguy cơ tự kỷ. Chúng tôi biết rằng một số trẻ em sàng lọc tích cực mắc chứng tự kỷ, và một số trẻ em sàng lọc tích cực có các vấn đề về phát triển hoặc chậm phát triển khác, chẳng hạn như chậm phát triển ngôn ngữ hoặc toàn cầu, nhưng điều đó không có nghĩa là M-CHAT sẽ xác định tất cả trẻ em có vấn đề về phát triển.

Nếu con tôi được sàng lọc âm tính (đã qua sàng lọc), điều đó có nghĩa là con tôi không thể có mối quan tâm về sự phát triển?

  • Không. M-CHAT-R / F không sàng lọc tất cả các mối lo ngại hoặc chậm phát triển. Ngoài ra, một công cụ sàng lọc không thể hoàn hảo. Nếu bạn có lo lắng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của con bạn. Bạn cũng có thể liên hệ với cơ quan can thiệp sớm tại địa phương để yêu cầu đánh giá tính đủ điều kiện nhận các dịch vụ can thiệp sớm cho con bạn.

Con tôi có cần phải khám lại không?

  • Nếu con bạn dưới 24 tháng (2 tuổi), bạn nên tầm soát lại khi khám định kỳ 2 tuổi. Ngoài ra, một số dạng tự kỷ nhẹ (như Rối loạn Asperger) có thể không xuất hiện cho đến khi trẻ gần đến tuổi đi học. Vì vậy, ở mọi lứa tuổi, nếu bạn lo lắng rằng con bạn bị mất các kỹ năng, không đạt được các kỹ năng giao tiếp hoặc xã hội như mong đợi, hoặc có những hành vi kỳ quặc, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của con bạn.

Người thực hiện.

  • Cán bộ tâm lý hoặc bác sỹ.

Phương tiện.

  • Phòng thực hiện yên tĩnh, đủ ánh sáng, có đồ chơi phù hợp cho trẻ, bàn ghế cho cha mẹ, phiếu M-CHAT và giấy bút.

Trẻ và người chăm sóc.

Hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.

  1. Kiểm tra hồ sơ, sổ khám bệnh.
  2. Kiểm tra trẻ.
  • Giải thích cho người chăm sóc mục đích, ý nghĩa của buổi sàng lọc. Tạo không khí thoải mái, thân thiện, tin cậy cho trẻ và người chăm sóc.
  1. Các bước thực hiện.
  • Phát phiếu M -CHAT, hướng dẫn người chăm sóc cách điền phiếu.
  • Để người chăm sóc điền vào các “Có” hoặc “Không” tùy vào biểu hiện của trẻ.
  • Tính điểm dựa theo số câu trẻ không vượt qua được, lưu ý một số câu trả lời ngược mới có ý nghĩa.
  • Khi kết quả sàng lọc dương tính, tiến hành phỏng vấn tiếp theo M – CHAT (M-CHAT follow-up interview). Chọn những câu thể hiện nguy cơ tự kỷ và hỏi lại người chăm sóc theo từng bước của sơ đồ phỏng vấn. Ngoài ra, người thực hiện chơi và tương tác với trẻ nhằm quan sát, thu thập thông tin từ những biểu hiện của trẻ tại thời điểm đánh giá.
  • Giải thích kết quả buổi sàng lọc cho gia đình người bệnh. Ghi chép hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.

4. Theo dõi

  • Nếu kết quả sàng lọc dương tính, tư vấn gia đình thực hiện một thăm khám toàn diện với các cán bộ y tế chuyên khoa nhằm chẩn đoán sớm tự kỷ và có hướng can thiệp tích cực, kịp thời.
Contact Me on Zalo