Sàng lọc & Theo dõi

Lo âu học đường

Nỗi lo âu có thể ảnh hưởng đến việc học tập và thành công ở trường học – đôi khi theo những cách đáng ngạc nhiên. Hiểu chính xác nỗi lo âu ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên ở trường học có thể giúp bạn hiểu những vấn đề mà con bạn phải đối mặt. Cho dù con bạn được chẩn đoán có rối loạn lo âu hay bạn nghi ngờ nỗi lo âu có thể gây khó khăn cho con khi đến trường, nhận thức về nỗi lo âu cùng với các chiến lược hoạt động trong trường sẽ giúp bạn hỗ trợ con khi đi học.

Có một số nỗi lo âu và các chứng rối loạn lo âu khác nhau mà trẻ em và thanh thiếu niên trải qua. Các tiêu chí chẩn đoán trẻ em và thiếu niên thay đổi đôi chút so với người lớn. Những chứng rối loạn này bao gồm rối loạn lo âu toàn thể, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu chia ly, rối loạn lo âu xã hội, chứng im lặng chọn lọc và ám ảnh. Điểm chung của chúng là xu hướng lo lắng quá mức, cảm thấy bồn chồn hoặc vô cùng hoảng sợ. Đó là những xu hướng gây ra rối loạn lo âu gián đoạn việc học tập và thành tích học tập.

  • Những căng thẳng xã hội

    • Nhiều trẻ em trải qua một số mức độ căng thẳng hoặc lo âu trong các tình huống xã hội mà chúng gặp phải ở trường. Trong khi một số vấn đề tạo cơ hội quan trọng cho sự phát triển, đa phần chúng phải được xử lý cẩn thận và có thể gây ra lo âu nghiêm trọng.

    Bạn bè

    • Trong khi hầu hết các học sinh sẽ nói rằng bạn bè là một trong những khía cạnh yêu thích của họ ở trường, bạn bè cũng có thể là một nguồn gây căng thẳng. Lo ngại về việc không có đủ bạn, không học cùng lớp với bạn, không thể theo kịp bạn ở môn này môn kia, xung đột giữa các cá nhân và áp lực từ bè bạn là hai trong số những cách thức rất phổ biến khiến trẻ em bị căng thẳng bởi cuộc sống xã hội ở trường. Việc một mình đối phó với những vấn đề này có thể gây ra lo âu ở cả những đứa trẻ an toàn nhất.

    Những kẻ bắt nạt

    • Mọi thứ đã và đang thay đổi trong thế giới của những kẻ bắt nạt. Nạn bắt nạt vẫn xảy ra ở nhiều trường, tin xấu là bắt nạt đã phát triển thành dạng thức công nghệ cao. Nhiều học sinh sử dụng Internet, điện thoại di động và các thiết bị truyền thông khác để bắt nạt bạn cùng trường, và kiểu bắt nạt này thường diễn tiến phức tạp. Có nhiều cách để chống lại tình trạng “bắt nạt trên mạng”, nhưng nhiều phụ huynh không biết và nhiều đứa trẻ bị bắt nạt cảm thấy khó đối phó với tình huống này.

    Phương pháp học tập không phù hợp

    • Bạn có thể đã biết rằng có nhiều cách học khác nhau, một số người học tốt hơn bằng cách lắng nghe, những người khác giữ thông tin hiệu quả hơn nếu họ đọc, và nhiều người khác thích học bằng cách thực hành. Nếu có sự không phù hợp trong phong cách học tập và lớp học hoặc con bạn bị khuyết tật học tập (đặc biệt là trường hợp chưa được phát hiện), điều này rõ ràng có thể dẫn đến một trải nghiệm học tập căng thẳng.
  • Với những đặc thù phát triển ở lứa tuổi vị thành niên, nên các biểu hiện trầm cảm ở lứa tuổi này cũng có những đặc điểm khác so với trầm cảm ở người lớn.

    • Trẻ vị thành niên khi bị trầm cảm sẽ có cảm giác buồn chán nhẹ không rõ rệt, không giải thích được nguyên cớ, hay cáu kỉnh.
    • Giảm hứng thú trong học tập, công việc được giao phó, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể.
    • Trẻ thu mình cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn.
    • Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, với những người xung quanh, có thể ngay cả với những người thân thiết nhất.
    • Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ kém nhiệt tình đến tình trạng thờ ơ. Một số lao vào học tập nhưng một số lại từ chối làm mọi việc.

Bài test (trắc nghiệm) DASS 21 (gồm 21 câu hỏi) là thang đo chẩn đoán khá phổ biến, chính xác và nhanh chóng về mức độ rối loạn lo âu – trầm cảm – stress mà bạn đọc có thể tự làm trong vài phút.

Mục đích:

  • Đo lường, sàng lọc mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần.
  • Có thể được sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng của thân chủ với trị liệu ở từng quá trình (Gomez, 2016).

Độ tuổi: từ 15 tuổi trở lên.

Đối tượng: Thân chủ có biểu hiện ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần.

Thành phần thang đo: Phiên bản DASS 21 gồm 21 câu, mỗi thang D, A, S có 7 câu. Mỗi câu được tính điểm từ 0 (Điều này hoàn toàn không xảy ra với tôi) đến 3 (Rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có).

Lưu ý:

  • Hãy đọc mỗi câu hỏi và khoanh tròn vào các điểm số 0, 1, 2 và 3 ứng với tình trạng mà bạn cảm thấy trong suốt một tuần qua. Không có câu trả lời đúng hay sai. Và đừng dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu nào.
  • Nếu kết quả trắc nghiệm của bạn ở ngưỡng bình thường thì có thể tâm lý bạn vẫn đang được cân bằng tốt.
  • Nếu bắt đầu chuyển sang lo âu, trầm cảm, stress mức độ nhẹ, bạn cần chú ý đến cảm xúc của mình. Tìm hiểu nguyên nhân của các triệu chứng trên là từ đâu để tìm cách tháo gỡ. Khi rối loạn tâm lý ở mức độ nhẹ, bạn nên tự điều chỉnh suy nghĩ bản thân trước, tránh để tâm trạng ngày càng tệ, sẽ khiến lo âu, trầm cảm, stress chuyển sang mức độ nặng hơn.

Mục đích sử dụng:

  • Đánh giá các vấn đề lo âu học đường của học sinh.
  • Là căn cứ để xác định rõ những vấn đề lo âu chính của học sinh liên quan đến trường học.
  • Dựa trên kết quả đánh giá lo âu học đường, nhân viên tham vấn có thể lên kế hoạch hỗ trợ làm giảm lo âu của học sinh ở từng vấn đề cụ thể.

Đối tượng sử dụng: Học sinh lứa tuổi vị thành niên từ 10 – 18 tuổi.

Các thành phần của thang đo: Thang đánh giá lo âu học đường được thiết kế để đo 8 thành tố lo âu học đường của học sinh lứa tuổi vị thành niên.

  1. Thang đánh giá lo âu học đường là thang đo được thiết kế bởi PGS.TS Nguyễn Công Khanh, nhà nghiên cứu, tư vấn và trị liệu tâm lý lâm sàng. Thang đánh giá này được xây dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu lo âu học đường của Philips.
  2. Thang đo dành cho học sinh ở lứa tuổi vị thành niên (10-18 tuổi) nhằm đánh giá các mức độ lo âu của học sinh liên quan đến lớp học, trường học.
  3. Thang đánh giá lo âu học đường này được xây dựng nhằm đưa ra kết quả của 8 chỉ số lo âu trong trường học của học sinh độ tuổi vị thành niên là: lo âu học đường nói chung, stress xã hội, sự hẫng hụt nhu cầu đạt được thành tích, lo âu liên quan đến sự tự thể hiện, lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra đánh giá, Lo lắng không làm thoả mãn mong đợi của người khác, khả năng chống đỡ stress sinh lý, Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên.
Contact Me on Zalo