Những khó khăn của trẻ tự kỷ khi lớn lên? (Phần 1)

Khi trẻ tự kỷ lớn lên, các em có thể sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây BrainCare xin chia sẻ một trong những khó khăn thường gặp đầu tiên mà trẻ tự kỷ có thể đối mặt trong quá trình trưởng thành:
1️⃣ Về mặt giao tiếp xã hội: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác. Một số ví dụ cụ thể mà trẻ tự kỷ có thể trải qua như:
✅ Khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc: Một số trẻ tự kỷ có thể không biết cách bày tỏ tình cảm (yêu thương, quý mến, quan tâm, lo lắng,…) với người khác. Có thể, các em muốn thể hiện sự quan tâm với mẹ nhưng các em lại không biết phải làm như thế nào, hoặc có em cố gắng thể hiện nhưng thể hiện hành vi không phù hợp.

Đừng chủ quan cha mẹ nhé

✅ Thiếu khả năng hiểu biểu cảm của người khác. Trẻ tự kỷ có thể không nhận biết được khi người khác đang tỏ ra bực bội, vui vẻ, không quan tâm,… điều này có thể gây ra những tình huống không hiểu và xung đột nhau giữa các em và mọi người xung quanh.
✅ Khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc bắt đầu cuộc trò chuyện và duy trì nó. Các em có thể cảm thấy không biết dùng từ nào để nói hoặc không hiểu cách duy trì một cuộc trò chuyện.
✅ Một số trẻ tự kỷ có thể lặp đi lặp lại các từ ngữ mà các em đã nghe, điều này có thể gây khó khăn trong giao tiếp, có thể gây khó chịu cho người đối diện và làm mất chủ đề trong cuộc trò chuyện.
✅ Thiếu khả năng tạo mối kết nối xã hội: Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc kết nối và bắt đầu một cuộc trò chuyện. Các em cảm thấy cô đơn và không biết cách tham gia vào các hoạt động tập thể như thế nào.
Những khó khăn này có thể gây nên cảm giác cô đơn, sự tự ti và căng thẳng cho trẻ tự kỷ. Để vượt qua những khó khăn nêu trên đòi hỏi sự đồng hành, đánh giá, can thiệp một cách hiệu quả để giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp và tạo mối kết nối xã hội một cách tốt nhất. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ (từ khi cha mẹ phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, chậm trễ của con), cha mẹ đừng nên bỏ qua.
Thay vào đó, cha mẹ hãy nhanh chóng tìm hiểu và đưa con đến cơ sở giáo dục đặc biệt uy tín để chuyên gia đánh giá chuyên sâu cho con trong Giai đoạn vàng (tốt nhất là trước 3 tuổi). Vì nếu để các biểu hiện, hành vi khác thường, chậm trễ đó kéo dài, đến khi trưởng thành các bạn tự kỷ sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn, khả năng hoà nhập cộng đồng là rất hạn chế.
✅ Cha mẹ nhớ nhé! Đội ngũ chuyên gia BrainCare gồm các Tiến sĩ đến từ Khoa Giáo dục Đặc biệt, ĐH Sư phạm Hà Nội với gần 20 năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ cha mẹ có nhu cầu đánh giá tăng động giảm chú ý, tự kỷ, chậm phát triển… chuyên sâu 1:1 cho con. Hãy liên hệ với BrainCare ngay để bé yêu có một tương lai tươi sáng hơn, cha mẹ nhé!

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo