Phương pháp dạy trẻ tự kỷ nói tại nhà

  • Tự kỷ là một trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập, ảnh hưởng đến nhiều mặt về sự phát triển của trẻ nhưng chủ yếu là: khiếm khuyết về tương tác xã hội, khiếm khuyết về giao tiếp (không lời và lời nói), các hành vi bất thường hoặc các mối quan tâm bị thu hẹp, rập khuôn. Phương pháp để điều trị chứng tự kỷ ở trẻ thành công nhất là chương trình giáo dục dạy trẻ tự kỷ sâu rộng và có hệ thống, bao gồm việc chú trọng phát triển kỹ năng ngôn ngữ và xã hội. Chứng Tự kỷ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vai trò của ba mẹ trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tự kỷ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến việc hồi phục và hòa nhập cộng đồng của trẻ. Bài viết này sẽ hướng dẫn ba mẹ cách thức dạy trẻ tự kỷ nói tại nhà.
  • Cha mẹ tận dụng tất cả những điều xung quanh mà trẻ quan tâm để dạy trẻ nói. Điều này không ai làm tốt bằng ba mẹ, không trường lớp nào dạy tốt bằng ba mẹ. Cũng đòi hỏi ba mẹ phải thật sự sát sao, tinh tế từng cử chỉ, lời nói của con. Ví dụ: Nếu trẻ kéo ba mẹ lại gần bình nước thì ba mẹ hãy rót một cốc nước và dạy con nói”nước”, rồi mới đưa cốc nước cho trẻ uống. Thêm từ vào những gì trẻ nói: nếu trẻ nói “nước” ba mẹ có thể dạy con nói “uống nước”. Việc này lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ ghi nhớ và nói theo được.
  • Luôn luôn cho trẻ thấy được sự hào hứng khi trẻ nói ra được một từ. Như việc bạn làm điệu bộ thái quá lên làm trẻ hứng thú. Dù cho điều trẻ nói không hoàn toàn đúng thì bạn nên nhắc lại một lần nữa và khuyến khích trẻ nói lại. Ví dụ như trẻ nói “ơm”, bạn hãy nói “cơm”.
  • Dạy trẻ nói “không” khi không muốn điều gì đó. Nếu trẻ gạt một vật đi thì bạn nói “không” để trẻ bắt chước. Hay nói “vâng” để thể hiện sự đồng ý.
  • Dạy trẻ học cách nghe: Giúp trẻ ngồi yên, nghe, nhìn trong khoảng thời gian ngắn có thể bằng cách sử dụng đồ chơi, trò chơi trẻ thích. Có thể bạn ôm trẻ vào lòng trong khoảng thời gian ngắn rồi tăng dần thời gian lên giúp sự tập trung của trẻ tốt hơn.
  • Giao tiếp bằng mắt, nhìn mặt đối mặt. Đối với trẻ tự kỷ thường chúng không giao tiếp bằng mắt, nên người dạy phải tạo trẻ thói quen giao tiếp bằng mắt bằng cách sau: Ngồi ngang tầm với trẻ, đồ chơi có màu sắc hấp dẫn, hoặc chơi thổi bóng kích thích trẻ nhìn, sờ, chơi ú òa, chơi đuổi bắt khuyến khích trẻ nhìn, cần vỗ nhẹ vào trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Đọc thêm: Chiến lược ngang tầm mắt, click ngay.
  • Trẻ tự kỷ rất khó tập trung nên ba mẹ phải tạo những âm thanh, trò chơi gây hứng thú cho trẻ. Có thể động chạm vào người trẻ để kéo sự tập trung của trẻ về phía ba mẹ.
  • Nguyên tắc dạy trẻ tự kỷ phải dạy từ đơn, từ ngắn, dễ hiểu. Mỗi khi trẻ gọi tên các vật, hãy phản ứng như thể là trẻ đang nói với bạn. Hãy cầm lấy vật và giữ lấy vật đó để cho trẻ thấy vật đó và khuôn mặt của bạn khi đó bạn nên nhắc lại tên của vật đó. Ví dụ như trẻ nói “xe”, bạn nên nói “đúng, xe màu đỏ’’. Khi dạy trẻ tự kỷ tập nói, bạn dùng từ ngữ càng đơn giản thì con bạn sẽ càng dễ nắm bắt hơn. Bạn nên sử dụng những từ ngữ đơn giản và ngắn gọn. Khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ khá hạn chế, vì vậy việc sử dụng những từ ngữ quá phức tạp sẽ làm cho trẻ bối rối và cảm thấy khó khăn. Điều này sẽ cho phép con bạn làm quen được với những từ ngữ mới và dễ dàng vận dụng chúng trong quá trình giao tiếp.
  • Khi làm bất cứ một việc gì bạn cũng nên nói với trẻ bằng câu ngắn và dễ hiểu nhất. Hãy chạm vào vật thể mà bạn đang nói tới nếu có thể. Hãy nói về vật tính của vật thể: ví dụ như màu sắc, hình dáng. Hãy thu nhập thật nhiều các vật khác nhau nhưng có cùng một màu hãy chạm vào vật đó và nói, ví dụ “màu đỏ, màu đỏ,…”
  • Luôn sử dụng đồ chơi mà trẻ thích để thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Luôn để ý các tình huống mà trẻ có phản ứng sử dụng cùng 1 từ cho cùng 1 tình huống. ví dụ: mẹ con mình đi chơi! Thì lần sau hãy nói đúng như vậy.
  • Sử dụng tên của trẻ để gây sự chú ý, và luôn nói với giọng điệu biểu cảm.
  • Sắp xếp các vật dụng trong gia đình, đồ chơi của trẻ một cách khoa học để tiện cho trẻ lấy. Kèm theo đó cho trẻ Vận động tinh: xếp, ghép, vẽ tô, xâu, cắm, xé, cắt dán.
  • Kết hợp dạy ngôn ngữ với vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, đạp xe, lăn bóng, vận động ngoài trời.
  • Tận dụng mọi cơ hội, mọi cách để dạy trẻ tập nói. Nhưng không gây áp lực với trẻ, bắt trẻ nhắc lại một lần nhiều câu. Đặc biệt ba mẹ tuyệt đối không cáu giận, khi trẻ không nói và nói sai sẽ làm trẻ sợ. Tham gia các lớp về chăm sóc, dạy trẻ tự kỷ.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo