Rối loạn phát triển ở trẻ em

Những dấu hiệu của rối loạn phát triển mà cha mẹ không thể bỏ qua

“Sao con mình không giống như những đứa trẻ khác?” Có lẽ, đây là lời tự vấn đau lòng nhất của những cha mẹ có con gặp rối loạn phát triển khi thấy con mình không lớn lên như những đứa trẻ cùng trang lứa. Con chậm nói hơn các bạn, con lúc nào cũng lơ ngơ, gọi không thưa, con luôn chân luôn tay, chạy nhảy không ngừng, con khó tập trung, thậm chí, con cũng chẳng tương tác với mọi người xung quanh. 

Khi đến tuổi đi lớp, những bé khác rất dễ dàng làm quen với các con số, chữ cái nhưng với con thì không. Con chậm hơn các bạn, chẳng chơi với ai và việc học thì như đánh vật. Những lời nhận xét của thầy cô về con khiến cho trái tim người làm cha, làm mẹ dường như thắt lại. 

Các dấu hiệu trên đều có thể là lời cảnh báo về tình trạng rối loạn phát triển của con.  Con có thể đang gặp phải một hoặc nhiều loại rối loạn phát triển (như tự kỷ, tăng động-giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, gặp khuyết tật học tập…). Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời (đặc biệt là trong giai đoạn vàng trước 3 tuổi), cơ hội phát triển của con sẽ bị hạn chế rất nhiều, con rất khó để có thể hòa nhập với các bạn đồng trang lứa.

Các hình thái rối loạn mà cha mẹ cần biết

Hiểu một cách đơn giản, rối loạn phát triển là tình trạng khiếm khuyết chức năng của hệ thống thần kinh và não bộ. Trẻ gặp rối loạn phát triển có thể gặp các khó khăn về thể chất, nhận thức, khả năng học tập, ngôn ngữ hoặc hành vi. Những rối loạn này khởi phát trong giai đoạn phát triển của trẻ (chủ yếu từ 0-5 tuổi, giai đoạn não bộ trẻ phát triển mạnh mẽ nhất) và có thể kéo dài đến suốt cuộc đời. 

Việc xác định chính xác con đang gặp phải loại rối loạn phát triển nào, với mức độ nào là điều tiên quyết để cha mẹ có phương án can thiệp, giáo dục, đồng hành cùng con hiệu quả. Và xin cha mẹ hãy nhớ rằng, càng phát hiện sớm, khả năng can thiệp, giáo dục thành công, khả năng hòa nhập của con càng cao.  

Các hình thái điển hình của rối loạn phát triển bao gồm

        + Rối loạn tăng động/ giảm chú ý (ADHD)

        + Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

        + Khuyết tật học tập 

        + Khuyết tật trí tuệ

        + Ngoài ra, còn một số dạng rối loạn phát triển khác như Hội chứng Rett (Là một hình thái rối loạn phát triển khá hiếm gặp và thường xảy ra ở bé gái). 

Rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ - nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ Việt Nam

Nhiều cha mẹ thấy con chậm nói, hay chơi một mình hoặc cha mẹ gọi mà con không quay đầu, con đi nhón chân, quay mòng mòng thì không khỏi lo lắng, hoang mang không biết con mình đang gặp vấn đề gì? Liệu con có bị tự kỷ không? Theo MSD Manual – Sổ tay y khoa toàn diện do tập đoàn Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA, nhà cung cấp thông tin y khoa đáng tin cậy hàng đầu thế giới từ 1899, đây có thể là dấu hiệu sớm của rối loạn phổ tự kỷ – một hội chứng khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối với thế giới xung quanh, hạn chế trong tư duy ngôn ngữ, giao tiếp và thường xuyên lặp lại các hành vi quen thuộc.

Dấu hiệu đặc trưng của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

– Trên phương diện giao tiếp và tương tác xã hội: 

        + Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có tự kỷ biểu hiện qua ôm ấp và giao tiếp bằng mắt rất khác thường. Khác với trẻ em bình thường hướng về cha mẹ để tìm cảm giác an toàn, trẻ tự kỷ có xu hướng dửng dưng khi thấy cha mẹ và thường không giao tiếp mắt khi được gọi . Khi trẻ lớn hơn, trẻ thường thích chơi một mình trong thế giới của riêng mình và không có nhu cầu giao tiếp.

         + Khi tương tác xã hội, trẻ thường không biểu hiện cảm xúc hoặc nhìn vào mắt người đối diện. Bên cạnh đó, trẻ cũng cảm thấy khó khăn trong việc hiểu cảm xúc và biểu hiện của người khác. Trong các cuộc trò chuyện, trẻ tự kỷ cảm thấy khó hòa nhập do không biết dùng ngôn từ phù hợp hoặc đôi khi vô tình làm tổn thương người khác. 

Các dấu hiệu khác của trẻ tự kỷ mà cha mẹ cần quan tâm

– Trên phương diện ngôn ngữ: 

+ Trẻ thường sử dụng ngôn ngữ theo cách khác lạ. Một số biểu hiện thường thấy là trẻ có xu hướng lặp lại y nguyên lời người khác nói, hoặc dùng các câu nói đã học thuộc như “kịch bản” thay vì nói tự nhiên. 

+ Trong trường hợp bị tự kỷ nặng nhất, trẻ không thể nói chuyện được. 

– Trên phương diện hành vi thói quen:

+ Trẻ tự kỷ rất khó thích nghi với những thay đổi. Trẻ có thể quá gắn bó với một số đồ vật thân thuộc như một món đồ chơi nào đó, thậm chí, có bé mê máy hút bụi, biển số xe v.v… 

+ Trẻ thường lặp đi lặp lại các hành vi nhất định. Trẻ thường xuyên đung đưa người, vỗ tay liên tục, xoay tròn một đồ vật cố định hoặc xếp đồ chơi thành hàng dài v.v… 

+ Trẻ cũng thường hay vẫy tay khi cảm thấy quá phấn khích, vui mừng hoặc căng thẳng như là một cách để tự điều chỉnh cảm xúc đang dâng trào. Đôi khi, hành vi này cũng là phản ứng muốn xua đi cảm giác quá tải về âm thanh. Vì thính giác của trẻ tự kỷ rất nhạy cảm, kể cả với những âm thanh nhỏ nhất. Trẻ như đang bị bao vây bởi một thế giới âm thanh hỗn loạn – nơi mọi tiếng vang đều xuất hiện cùng lúc,   khiến trẻ bùng nổ cả về cảm xúc lẫn hành vi.

– Trên phương diện trí tuệ: 

+ Đi kèm với rối loạn phổ tự kỷ, có một tỷ lệ không nhỏ trẻ gặp khó khăn liên quan tới chậm phát triển trí tuệ. Thông thường, bài Test IQ của các em chỉ dưới 70. Trẻ tự kỷ thường làm tốt ở các bài kiểm tra kỹ năng vận động và không gian (như xếp hình, nhận diện hình ảnh) hơn là các bài kiểm tra về ngôn ngữ. 

+ Trong một số trường hợp đặc biệt (tự kỷ chức năng cao), trẻ có thể sở hữu một số kỹ năng vượt trội – được gọi là kỹ năng “mảnh vỡ” (splinter skills). Trẻ có thể tính nhẩm những phép toán phức tạp trong đầu hoặc chơi nhạc ở trình độ cao dù chưa được học bài bản.

Rối loạn tăng động - giảm chú ý (ADHD)

Rối loạn ADHD (viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder – Rối loạn Tăng động Giảm chú ý) là một rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ em, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được can thiệp đúng cách. ADHD là tình trạng mà trẻ gặp khó khăn trong việc:

+ Tập trung chú ý (dễ mất tập trung, hay quên, khó hoàn thành nhiệm vụ)

+ Kiểm soát hành vi (hành động bốc đồng, không suy nghĩ trước)

+ Kiềm chế sự hiếu động (luôn bồn chồn, không thể ngồi yên)

Tại sao cha mẹ thường dễ dàng bỏ qua tình trạng ADHD của con?

ADHD không phải do trẻ “cố tình nghịch ngợm” hay “không ngoan”, mà bắt nguồn từ sự khác biệt trong cấu trúc và hoạt động của não bộ, đặc biệt là vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex) – nơi kiểm soát sự chú ý và tự điều chỉnh hành vi. Chính vì những đặc điểm này dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của các trẻ hiếu động thường thấy nên nhiều cha mẹ không thực sự nhận thức được tầm nghiêm trọng của ADHD. 

Khi trẻ bước vào cấp 1, những tác động của ADHD càng trở nên rõ ràng hơn vì đây là thời điểm trẻ thay đổi môi trường học tập, nơi trường tiểu học có nhiều nội quy cũng như đòi hỏi mức độ tập trung cao hơn. Nhiều học sinh tiểu học có ADHD khi đến với BrainCare ngoài khó khăn trong việc kiểm soát hành vi còn gặp nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác do bị bạn bè xa lánh, thầy cô quở trách.

Vì vậy, nếu nhận thấy con mình có biểu hiện của ADHD, phụ huynh cần phải đưa con thăm khám lâm sàng và đánh giá chuyên sâu ngay lập tức. Việc can thiệp, hỗ trợ kịp thời sẽ giúp con cải thiện tập trung, dần thích nghi với nhịp độ học tập trên lớp.

 Về cơ bản, trẻ có ADHD có thể thuộc vào 3 trường hợp sau. 

         + Không chú ý 

         + Tăng động hoặc bốc đồng 

         + Thuộc cả hai trường trên 

Thực trạng đáng báo động của trẻ ADHD tại Việt Nam

Thậm chí, 67% trẻ ADHD có kèm theo ít nhất một rối loạn phát triển khác. Cụ thể hơn, một số nghiên cứu cho thấy khoảng 20-60% trẻ mắc ADHD thường  kèm theo khuyết tật học tập (một dạng khác của rối loạn phát triển). Ngoài ra, nghiên cứu của Noha Eskander đã chỉ ra tỷ lệ không nhỏ trẻ gặp cùng lúc ADHD và rối loạn thách thức chống đối (ODD). Đây là trường hợp đồng diễn (nhiều rối loạn phát triển cùng lúc diễn ra) mà phụ huynh cần hết sức lưu tâm vì trẻ rất dễ có xu hướng cãi lại, phản ứng mạnh, chống đối quy tắc và khó kiểm soát cảm xúc cũng như hành vi. 

Đặc biệt, cũng theo MSD Manual, 50% trẻ được chẩn đoán ADHD được ghi nhận tiếp tục có các triệu chứng khi lớn lên, gây ra tình trạng khó hòa nhập với xã hội khi trưởng thành. Ảnh hưởng nghiêm trọng của ADHD (đặc biệt là trường hợp đồng diễn) không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài  cũng như quan hệ xã hội của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, việc dẫn con đi đánh giá chuyên sâu ngay khi phát hiện ra các biểu hiện của ADHD  là vô cùng cấp thiết để giúp con có một tương lai tươi sáng hơn.

Khuyết tật học tập và khuyết tật trí tuệ

Khuyết tật học tập và khuyết tật trí tuệ cũng thuộc nhóm rối loạn phát triển. Tuy nhiên, dù chia sẻ nhiều điểm giống nhau, hai nhóm rối loạn này vẫn khác nhau về bản chất.

Trường hợp khuyết tật học tập

Trường hợp khuyết tật trí tuệ

– Khuyết tật học tập là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc học một kỹ năng cụ thể như đọc, viết, hoặc làm toán. Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ bị hạn chế về khả năng chú ý, trí nhớ hoặc tư duy. Điều này khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn hơn; mặc dù trẻ vô cùng cố gắng và vẫn có thể đi học. 

– 3 trường hợp phổ biến của khuyết tật học tập: 

       + Rối loạn khả năng đọc hiểu

       + Rối loạn diễn đạt qua kỹ năng viết 

       + Rối loạn khả năng toán học

– Khuyết tật trí tuệ là tình trạng chức năng trí tuệ thấp hơn mức trung bình một cách rõ rệt. Điều này xuất hiện ngay từ khi sinh ra hoặc trong giai đoạn sơ sinh. 

– Tình trạng này khiến trẻ gặp hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 

+ Về khía cạnh nhận thức: Trẻ khó khăn khi ghi nhớ, đọc viết và làm toán 

+ Về khía cạnh xã hội: Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, hiểu cảm xúc và suy nghĩ với người khác.

+ Về khía cạnh bản thân trẻ: Việc quản lý bản thân với trẻ khuyết tật trí tuệ là một thách thức rất lớn, trẻ không biết cách giữ an toàn cũng như chăm sóc bản thân mình.

Sự khác biệt giữa khuyết tật học tập & khuyết tật trí tuệ

Đầu tiên, khuyết tật học tập chỉ ảnh hưởng đến một số chức năng nhất định như đọc, viết hoặc tính toán. Một trong những ví dụ điển hình nhất của khuyết tật học tập là chứng khó đọc (dyslexia). Trẻ mắc dyslexia rất khó khăn trong việc đọc chữ, nhưng trẻ vẫn có thể tiếp thu các con số, học toán rất tốt. Trong khi đó, khuyết tật trí tuệ sẽ ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ các chức năng nhận thức của trẻ. Hiểu theo một cách khác, trẻ bị khuyết tật trí tuệ sẽ phát triển chậm toàn diện trên nhiều lĩnh vực. 

Thứ hai, khuyết tật học tập có thể xảy ra với những trẻ có chỉ số IQ bình thường. Thậm chí, trong một số trường hợp đặc biệt, những đứa trẻ có chỉ số IQ cao vẫn có thể gặp phải khuyết tật học tập. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho thấy trẻ em bị khuyết tật trí tuệ thường có chỉ số IQ thấp hơn bình thường (cụ thể là dưới 70). 

Trên hành trình nhiều năm trong nghề tâm lý, BrainCare nhận thấy rất nhiều phụ huynh lầm tưởng con mình bị khuyết tật trí tuệ (mà trên thực tế, trẻ chỉ gặp khuyết tật học tập). Có một số phụ huynh từng chia sẻ với BrainCare rằng đưa con đi thăm khám ở nơi khác và nhận kết quả con bị khuyết tật trí tuệ. Trên thực tế, sau khi thăm khám tại Braincare, kết quả lại cho thấy con chỉ bị yếu ở một số kỹ năng; thậm chí có thể vượt trội ở những khía cạnh khác. 

Với đội ngũ chuyên gia gồm các Tiến sĩ, Thạc sĩ Tâm lý Giáo dục giàu kinh nghiệm, BrainCare là đơn vị đánh giá rối loạn phát triển đáng tin cậy hàng đầu Việt Nam. Hãy để  BrainCare đồng hành cùng cha mẹ, vì tương lai tươi sáng của con, cha mẹ nhé!

Đánh giá can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Thêm tiêu đề của bạn ở đây

Contact Me on Zalo