Sức khỏe tâm thần
Đánh giá tổng hợp
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm cướp đi sinh mạng 850.000 người mỗi năm. Trầm cảm là nguyên nhân gây ra 2/3 trường hợp tự sát.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn lo âu hiện hành trong lứu tuổi trưởng thành trở lên là 10% – 18%. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc rối loạn lo âu lan tỏa trong đời người là 5.7%.
Vậy nếu một người có rối loạn hỗn hợp lo âu – trầm cảm – stress thì mức độ nguy hiểm sẽ như thế nào? Các bạn hãy cùng BrainCare tìm hiểu các vấn đề liên quan đến rối loạn hỗn hợp này nhé.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai: rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trong những dạng rối loạn tâm thần thường gặp. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí có thể lo lắng không phù hợp. Người bệnh mệt mỏi, giảm động lực và buồn chán, nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
Một định nghĩa khác: Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trạng thái bao gồm cả triệu chứng lo âu và trầm cảm nhưng không có triệu chứng nào được ghi nhận một cách riêng biệt là đủ nặng để chẩn đoán là trầm cảm hoặc lo âu.
Bảng câu hỏi sàng lọc:
• Có sẵn bằng tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
• Chỉ mất 10 – 15 phút để bạn hoàn thành và 2 – 3 phút để các chuyên gia chấm điểm.
• Sử dụng để sàng lọc và đánh giá tổng hợp (các nguy cơ có rối loạn hỗn hơp: lo âu- trầm cảm- stress).
Hỗn hợp các triệu chứng rối loạn trầm cảm cùng tồn tại với những triệu chứng rối loạn lo âu, không có triệu chứng nào xem xét một cách riêng biệt là đủ nặng để đánh giá chẩn đoán. Khi cả hai hội chứng trầm cảm và lo âu đều đủ trầm trọng thì chẩn đoán trầm cảm cần phải được ưu tiên trước.
Một số biểu hiện thường thấy như:
Cảm xúc
- Cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hoảng loạn, sợ hãi không lí do.
- Mệt mỏi.
- Khí sắc trầm buồn.
- Cảm giác tuyệt vọng, tội lỗi.
- Suy nghĩ tiêu cực.
- Cảm thấy như sắp “vỡ tung ra”.
……
Nhận thức
- Khó tập trung, hay quên.
- Mất khả năng ra quyết định.
- Luôn cho rằng mình là người vô dụng.
……
Hành vi
- Chán ăn hoặc thèm ăn quá mức.
- “Đứng ngồi không yên”.
- Căng cơ, đau bắp.
- Mất hứng thú với những hoạt động, sở thích cũ.
- Muốn tự tử.
- Khó thở.
- Chân tay run, đổ mồ hôi.
- Mất ngủ.
…….
Nguyên nhân của rối loạn hỗn hợp trầm cảm lo âu?
Hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức nào về có nhiều nguyên nhân dẫn tới rỗi loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm. Có một số nguyên nhân được nhắc đến như:
- Do di truyền.
- Môi trường xã hội.
- Các yếu tố nhân cách.
- Áp lực căng thẳng, kéo dài.
- Lạm dụng thuốc, chất kích thích.
- Chứng rối loạn lo âu và bệnh trầm cảm là 2 chứng bệnh về tâm lý khác nhau nhưng chúng lại có mối liên hệ với nhau về tính chất tương đồng của bệnh. Theo Nancy B. Irwin, Chuyên gia tâm lý tại Los Angeles đã cho rằng hơn 80% những người mắc bệnh trầm cảm đều có những biểu hiện về rối loạn lo âu trước đó.
- Và bệnh trầm cảm cũng chính là giai đoạn chuyển biến tâm lý tiếp theo của chứng rối loạn lo âu trong thời gian dài. Vì vậy, hiện nay tỉ lệ mắc chứng rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm cao hơn so với với tỉ lệ mắc của riêng lẻ của 2 bệnh này.
- Nếu không được trị liệu kịp thời thì “tự tử” sẽ là con đường mà cá nhân có rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm tìm đến.
- Phạm vi độ tuổi được sàng lọc :Từ 15 tuổi trở lên.
- Mục đích sử dụng: Đo lường, sàng lọc mức độ: lo âu – trầm cảm – stress.
- Đối tượng sử dụng: Cá nhân có lo âu – stress – trầm cảm.
- Thành phần thang đo: Phiên bản DASS 21 gồm 21 câu, mỗi thang D, A, S có 7 câu. Mỗi câu được tính điểm từ 0 đến 3. Trong đó:
D (Depress – U sầu): Đánh giá mức độ của cảm giác buồn rầu, chán nản, vô vọng, tự ti, chậm chạp, thiếu hứng thú, mất năng lượng, không muốn tham gia các hoạt động.
A (Anxiety – Lo sợ): Đánh giá mức độ của cảm giác lo lắng, run rẩy, khô miệng, khó thở, trống ngực, đổ mồ hôi và khả năng tự kiểm soát khi lo lắng.
S (Stress – Căng thẳng): Đánh giá cảm giác Khó thư giãn, thả lỏng, dễ buồn bã/ kích động, cáu kỉnh/phản ứng quá mức và thiếu kiên nhẫn.
Bảng kết quả đáng giá mức độ:
Mức độ
Trầm cảm
Lo âu
Stress
Bình thường
0 – 9
0 – 7
0 – 14
Nhẹ
10 – 13
8 – 9
15 – 18
Vừa
14 – 20
10 – 14
19 – 25
Nặng
21 – 27
15 – 19
26 – 33
Rất nặng
≥28
≥20
≥34
- Đăng kí online: https://braincare.vn/lien-he/.
- Đăng kí offline: Tổng đài tư vấn: 19003307 hoặc liên hệ hotline: 02444553307.