Sức khỏe tâm thần
Menu
Rối loạn giấc ngủ
Ngủ là trạng thái cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả, là quãng thời gian tuyệt vời để chúng ta nạp năng lượng cho một ngày mới sắp bắt đầu. Tuy nhiên, bạn đêm thì không ngủ được dù rất mệt mỏi, sáng dậy vật vờ không có sức sống, uể oải, bần thần, không thể tập trung, đầu đau như búa bổ lại hay cáu gắt vô cớ,… Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài hệ lụy bạn gặp phải sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm hội chứng ngưng thở lúc ngủ sẽ góp phần làm ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đột tử trong đêm, tai biến mạch máu não…
- Thời lượng giấc ngủ giảm. Thậm chí, nhiều bệnh nhân chỉ ngủ được 3-4 giờ/ ngày, nghiêm trọng hơn có bệnh nhân thức trắng đêm.
- Khó đi vào giấc ngủ: Đây là than phiền đầu tiên, người bệnh không thấy cảm giác buồn ngủ, trằn trọc, căng thẳng, lo âu…Nhiều người bệnh mất từ 30 phút đến 1 giờ 30 phút.
- Hay tỉnh giấc vào ban đêm: giấc ngủ của người bệnh bị chia cắt, giấc ngủ chập chờn, không ngon giấc, khi đã tỉnh dậy thì rất khó ngủ lại.
- Thức dậy sớm: đa số bệnh nhân phàn nàn là mình ngủ ít quá, tỉnh dậy sớm quá. Các bệnh nhân có thói quen nằm lại trên giường để xem có thể ngủ lại được không, vì vậy nhiều khi họ rời khỏi giường rất muộn so với lúc mà họ chưa bị mất ngủ.
- Chất lượng giấc ngủ: Người mất ngủ có một giấc ngủ không đem lại sức lực và sự tươi tỉnh, một giấc ngủ chập chờn đôi khi khó xác định được là có ngủ hay không ngủ.
- Gặp ác mộng: Bạn thường xuyên gặp những cơn ác mộng khiến bạn sợ hãi và tỉnh giấc.
- Diện mạo: vẻ mặt mệt mỏi, hai mắt thâm quầng, dáng vẻ chậm chạp, hay ngáp vặt.
- Ảnh hưởng của các bệnh tâm thần: Stress, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,… có mối tương quan với chứng rối loạn giấc ngủ.
- Mắc các bệnh nội khoa: Ảnh hưởng của các bệnh nội khoa như hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, tiền liệt tuyến và các bệnh gây đau mãn tính.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Trên thực tế, rối loạn giấc ngủ có thể là tác dụng phụ do sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm SSRI, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn alpha, corticosteroid, thuốc kháng H1, thuốc ức chế chuyển hóa ACE,… Với những người phải sử dụng thuốc dài hạn, nguy cơ mất ngủ mãn tính là rất cao.
- Tác động từ môi trường và xã hội: Môi trường nóng, ồn, nghỉ hưu, mất người thân, gặp phải những chuyện không may trong cuộc sống,…
- Tổn thương, chấn thương não: Tổn thương thực thể ở não do tai nạn, chấn thương trong quá trình lao động, tham gia giao thông cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, tổn thương não cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm,…
- Một số yếu tố nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ khác: tăng lên đáng kể khi có các thói quen, hành vi như ngủ quá nhiều vào ban ngày, dùng cà phê, rượu bia, thuốc lá, ăn quá no trước giờ ngủ, phòng ngủ nóng, ồn, không gian bí bách, xem phim, sử dụng điện thoại trước khi ngủ,…
Bảng đánh giá Rối loạn giấc ngủ:
- Là hệ thống các biểu hiện liên quan đến các biểu hiện, nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
- Gồm 16 mục.
- 5 mức độ tần suất xuất hiện các biểu hiện trên.
- Thang đo sẽ giúp chuyên gia nhìn nhận và đánh giá tình trạng giấc ngủ của bạn, hiểu được nguyên nhân và tìm ra phương pháp cải thiện phù hợp.
- Các chuyên gia cho rằng triệu chứng của hai bệnh này có mối liên hệ chồng chéo lên nhau.
- Người bị mất ngủ triền miên có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, theo các nghiên cứu gần đây, khi người mắc trầm cảm bị mất ngủ thì nguy cơ bệnh tái diễn sẽ cao hơn so với những người không bị mất ngủ. Mất ngủ cũng là yếu tố gây kéo dài trầm cảm.
- Ngoài ra, trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nó gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, bao gồm chu kỳ của giấc ngủ. Theo các nghiên cứu thống kê rằng, có khoảng 50- 90% những người mắc trầm cảm thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên.
- Các rối loạn tâm thần kèm theo mất ngủ mạn tính như bệnh nhân thấy khó tập trung, chú ý và có các vấn đề về trí nhớ, ít nhiều có rối loạn tâm thần như: trầm cảm nhẹ, lo âu kéo dài, ức chế cảm xúc và không có khả năng chế ngự được sự cáu gắt, bực tức. Sự lo âu cũng có thể xảy ra vào ban ngày nhưng thường tập trung vào buổi tối, nhất là lúc chuẩn bị đi ngủ. Nhiều bệnh nhân vào lúc chuẩn bị đi ngủ thấy sợ hãi, lo lắng, lo sợ rằng mình lại không ngủ được.
- Đăng kí online: https://braincare.vn/lien-he/.
- Đăng kí offline: Tổng đài tư vấn: 19003307 hoặc liên hệ hotline: 02444553307.