Sức khỏe tâm thần

Tự tử

Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính hằng năm có khoảng một triệu người chết vì tự tử. Chúng ta thường có những suy nghĩ rằng:

  • Đúng là người vô tâm, không nghĩ đến người ở lại à mà lại tự tử.
  • Chuyện có thế thôi mà cũng tự tử.
  • Hết cách à mà phải tự tử.
    ….

Vậy đâu là nguyên nhân khiến những người nọ tự kết liễu đời mình? Đối với những người chưa từng trải qua trầm cảm hay tuyệt vọng thì rất khó để họ hiểu được điều này. Nhưng khi một người có xu hướng muốn chết, có nghĩa là họ đang rất đau đớn đến mức chẳng thể nhìn thấy con đường nào khác. Hãy cùng tìm hiểu xem điều gì khiến họ muốn tự tử và làm thế nào để đánh giá ai đó có dấu hiệu tự tử hay không?

    • Những người có ý định tự tử có thể không tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng điều đó không có nghĩa sự giúp đỡ là không cần thiết. Hầu hết những người tự tử thường không muốn chết – họ chỉ muốn ngừng nỗi đau đớn này lại thôi. Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính hằng năm có khoảng một triệu người chết vì tự tử. 
    • Tự tử là sự cố gắng trong tuyệt vọng để thoát khỏi cơn đau dần trở nên khó có thể chịu đựng được nữa. Bị mù lòa bởi cảm giác ghê tởm chính bản thân mình, vô vọng, cô độc, một người đang có ý định tự tử không thể nhìn thấy bất kỳ lối ra nào cho nỗi đau này ngoại trừ cái chết. Thế nhưng, mặc cho ước vọng muốn cơn đau này dừng lại thì đa số những người muốn tự tử ý ấy thật sự rất rất rất mâu thuẫn về việc kết thúc cuộc sống của họ. Họ ước gì có cách nào đấy để giải quyết vấn đề ngoại trừ cái chết, nhưng họ lại không thể tìm thấy.

    Bảng câu hỏi Tự Tử

    • Có sẵn bằng tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
    • Chỉ mất 10 – 15 phút để phụ huynh hoàn thành và 2-3 phút để các chuyên gia chấm điểm.
    • Sử dụng để sàng lọc và đánh giá nguy cơ tự tử, hạn chế và giảm thiểu tối đa thiệt hại.
  • Mục đích sử dụng:

    • Sử dụng để sàng lọc và đánh giá nguy cơ tự tử, hạn chế và giảm thiểu tối đa thiệt hại.
    • Sử dụng ở giai đoạn sàng lọc đánh giá nếu nhận được thông tin hoặc phát hiện được nguy cơ. Có thể sử dụng ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình hỗ trợ nếu nhận thấy nguy cơ/rủi ro
    • Độ tuổi và đối tượng sử dụng: Thích hợp với trẻ vị thành niên và người lớn (15 tuổi trở lên).

    Mô tả/phân tích thành phần công cụ/thang đo: Gồm có 6 thành phần yếu tố của đánh giá tự tử:

    • Nguy cơ tự làm hại.
    • Nguy cơ làm hại người khác.
    • Mức độ thực hiện các chức năng.
    • Mức độ sự hỗ trợ.
    • Sử dụng rượu và ma túy.
    • Bạo lực gia đình.

    Mỗi phần gồm 5 mức độ: Không có, thấp, trung bình, cao, nghiêm trọng.
    Phần tổng hợp điểm: Theo 4 mức độ: Thấp, trung bình, cao, nghiêm trọng: tính tổng của 6 items thành phần.

  • Đánh giá tổng quan về nguy cơ xếp theo các mức độ thấp, trung bình, cao, nghiêm trọng, căn cứ vào đó đưa ra kế hoạch can thiệp giảm thiểu nguy cơ, tang cường sự an toàn.
  • Những người tự tử thường có mức độ nguy cơ từ cao đến nghiêm trọng.
  • Cần phải có những hoạt động để tăng các yếu tố bảo vệ.
  • Các yếu tố bảo vệ khiến một người giảm thiểu các suy nghĩ về tự tử. Các yếu tố bảo vệ tăng khả năng đối đầu và là đối trọng với các yếu tố nguy cơ.
  • Xây dựng kế hoạch an toàn: Chiến lược hoặc cách tiếp cận để giảm thiểu nguy cơ hoặc trì hoãn các tác động tiêu cực của những hành động hoặc suy nghĩ hủy hoại bản thân. Một kế hoạch an toàn là một thỏa thuận được viết ra hoặc thỏa thuận miệng về việc thân chủ hứa sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân trong một khoảng thời gian.
  • Tự tử sẽ không thật sự làm thực hiện.

    • Gần như mỗi người có ý định hoặc đã thử tự tử thường đưa ra một số gợi ý hoặc cảnh báo. Đừng nên lờ những lời đó đi. Những câu như “Cậu sẽ hối hận khi mình chết rồi”, hoặc “Mình không nhìn thấy lối ra nào cả.” Dù cho người đó nói theo kiểu đùa giỡn mức nào đi chăng nữa thì nó vẫn có thể ẩn chứa cảm xúc muốn tự tử thật.

    Bất kỳ ai tự kết thúc đời mình đều là kẻ điên.

    • Hầu hết những người có ý định tự tử không phải bị khùng hay điên gì mà họ đang buồn, đang bị cơn đau hành hạ, trầm uất, hay tuyệt vọng, tuy nhiên cảm xúc đau đớn ấy không hẳn là dấu hiệu của bệnh tâm lý.

    Nếu một người có ý định tự tử thì không có gì có thể ngăn họ lại được.

    • Dù cho một người có u uất đau đớn đến mức nào thì anh ta vẫn có những cảm xúc phức tạp về cái chết, do dự đến giây phút cuối cùng giữa ý định muốn sống và ước vọng muốn chết. Đa số những người đó không thật sự muốn chết, họ chỉ muốn cơn đau dừng lại mà thôi. Cơn xúc động muốn chấm dứt mọi thứ không kéo dài mãi mãi dù cho có mạnh mẽ đến mức nào đi chăng nữa.

    Những người muốn tự tử là những người không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ.

    • Nghiên cứu về những nạn nhân tự tử cho thấy hơn một nửa số họ đã thử tìm kiếm sự giúp đỡ y tế khoảng sáu tháng trước khi họ chết.

    Nói về tự tử có thể là gợi ý để một người khác tìm đến cái chết.

    • Ngược lại, nói về chủ đề tự tử và bàn luận nó thoải mái, rộng rãi là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm để giúp đỡ họ.
  1. Đăng kí online: https://braincare.vn/lien-he/.
  2. Đăng kí offline: Tổng đài tư vấn: 19003307 hoặc liên hệ hotline: 02444553307.
Contact Me on Zalo