Sức khỏe tâm thần

Trầm cảm ở người lớn

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm cướp đi sinh mạng 850 000 người mỗi năm. Trầm cảm là nguyên nhân gây ra 2/3 trường hợp tự sát. 

Trầm cảm là bệnh tâm thần ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Không những thế, trầm cảm còn gây ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình. Hiểu được bất kỳ các triệu chứng của trầm cảm, nguyên nhân, biểu hiện,… sẽ giúp bạn và gia đình có xu hướng xử lý kịp thời.

Cùng Braincare tìm hiểu các thông tin về trầm cảm ở đây nhé!

  • Trầm cảm là gì?

    • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn ăn uống kém tập trung.
      Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hàng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp với biện pháp tâm lý.
  • Cho đến nay nguyên nhân trầm cảm chưa được rõ, có thể có sự tham gia của nhiều yếu tố, bao gồm sự tương tác qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hóa, tình huống xã hội, quan hệ xã hội…) với các yếu tố bên trong (di truyền, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu do sinh học như: tổn thương não, thiếu hụt dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormon…).
  • Một số yếu tố nguy cơ gây khởi phát trầm cảm bao gồm: sự cô đơn (thường ở người già), stress, thất nghiệp, đổ vỡ hôn nhân, thói quen sử dụng chất kích thích, tuổi thơ bị lạm dụng, có vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lý đau mạn tính …
  • Một số biểu hiện thường gặp ở người trầm cảm:

    • Tâm trạng chán nản.
    • Giảm ham muốn tình dục.
    • Mất hứng thú với các hoạt động ưa thích trước đây.
    • Sút cân nhanh chóng (không phải do ăn kiêng) hoặc tăng cân đột ngột.
    • Mất ngon miệng, ăn quá ít hoặc quá nhiều.
    • Mệt mỏi, mất năng lượng.
    • Suy nghĩ tiêu cực.
    • Cảm thấy bất lực, vô dụng, không có giá trị.
    • Có suy nghĩ hoặc hành vi tự hại/ tự tử.
    • Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, ra quyết định.

Trầm cảm ẩn (Trầm cảm che giấu- Marked Depression)

  • Những triệu chứng của trầm cảm che giấu (trầm cảm ẩn) biểu hiện bệnh bằng các triệu chứng cơ thể như đau ống tiêu hóa, bệnh nhân hay đi khám xét bệnh về dạ dày, đại tràng nhiều lần nhưng không phát hiện ra tổn thương ống tiêu hóa. Bệnh nhân có cảm giác đau vùng trước tim, cảm giác đau rất mơ hồ ở ngực trái và bệnh nhân đã đi khám tim mạch như siêu âm tim, điện tim nhưng kết quả tim mạch hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân đau xương, đau cơ, đau bả vai, đau tiết niệu đau sinh dục… cảm giác đau thường mơ hồ, không cố định không đặc trưng cho cơ quan nào.
  • Bệnh nhân rất lo lắng về bệnh tật, luôn đi khám và điều trị ở nhiều chuyên khoa khác nhau như tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh, xương khớp nhưng bệnh không thuyên giảm với những điều trị đặc hiệu của những chuyên khoa này. Dần dần người bệnh mất niềm tin vào thầy thuốc, mặc dù trong lòng rất lo lắng và rất muốn đi chữa bệnh. Trầm cảm che giấu (trầm cảm ẩn) tuy triệu chứng rất đa dạng và khó nhận biết nhưng khi đã được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và phát hiện ra bệnh thì vấn đề điều trị cũng không quá phức tạp.

Trầm cảm có loạn thần (trầm cảm paranoid)

  • Đây là một thể trầm cảm nặng. Cùng với những triệu chứng của trầm cảm đã mô tả ở trên bệnh nhân còn có hoang tưởng và ảo giác kèm theo. Bệnh nhân thường có hoang tưởng nghi bệnh và hoang tưởng tự buộc tội.

Trầm cảm ở người cao tuổi

  • Ở người cao tuổi trầm cảm có thể kèm theo rối loạn nhận thức như rối loạn chú ý, rối loạn trí nhớ. Bệnh nhân thường quên nhiều, đặc biệt là quên những sự việc mới xẩy ra (giảm trí nhớ gần), còn gọi là mất trí giả. Khi bệnh nhân được điều trị thì trí nhớ hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân có thể có hoang tưởng nghi bệnh, họ cho rằng mình bị bệnh nặng, bệnh nan y như ung thư, xơ gan, bệnh tim mạch nặng….

Trầm cảm sau sinh

  • Xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh trong vòng khoảng 6 tuần. Theo DSM-IV cũng như ICD-10, rối loạn tâm thần sau sinh không được ghi thành một chương riêng biệt và không có tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng. Hiện nay người ta vẫn chưa thống nhất được có nên xếp trầm cảm sau sinh là một rối loạn riêng biệt hay không. Trong khi một số tác giả cho rằng rối loạn tâm thần sau sinh là một nhóm các rối loạn có liên quan đặc biệt đến việc mang thai và sinh đẻ nên cần tồn tại một chẩn đoán riêng biệt.
  1. Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số tại TP.HCM bị bệnh trầm cảm. Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 – 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 – 27 tuổi.
  2. Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới có 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20 – 30% mỗi năm.
  3. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm, các tác giả nhận thấy, tuổi khởi phát nhìn chung hay gặp từ 20 – 50, tỷ lệ trầm cảm gặp cao nhất ở độ tuổi 25 – 44. Nhiều tác giả điều tra trên một số vùng địa lý cho biết, tỷ lệ trầm cảm ở Châu Á thấp hơn Châu Âu và Châu Mỹ, khu vực thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn ở nông thôn và miền núi.
  4. Những người ly dị hoặc ly thân có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người chưa lập gia đình và có gia đình, và những người nghề nghiệp ổn định có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn những người thất nghiệp và nghề nghiệp không ổn định.
  5. Về yếu tố di truyền, 50% số bệnh nhân rối loạn cảm xúc có ít nhất cha hoặc mẹ mắc rối loạn cảm xúc và thường là trầm cảm; nếu cả bố và mẹ mắc thì tỉ lệ cao đến 70% các trường hợp con cái họ.
  6. Nghiên cứu về căn nguyên của trầm cảm, Clark (1991) cho rằng, yếu tố tâm lý xã hội là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm. Stader (1998) nghiên cứu trầm cảm trên sinh viên đại học, cho thấy sang chấn tâm lý giữa người và người có liên quan đến nguyên nhân gây trầm cảm. Hunt, Sunwich, Andrews (1996) cho rằng, những sự kiện sống mang tính stress là yếu tố khởi phát hoặc thúc đẩy rối loạn trầm cảm. Trần Viết Nghị (2002) cho biết, yếu tố tâm lý xã hội hay gặp trong trầm cảm là kinh tế khó khăn: 19,74%, xung đột gia đình: 11,59%, con cái hư hỏng: 10,73%, người thân chết: 9,01%.
  7. Theo Lã Thị Bưởi (2002), 66% phụ nữ mãn kinh bị trầm cảm có liên quan đến yếu tố con cái hư hỏng, 57% liên quan đến có người thân bị chết.
  1. Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9

    • Mục đích của bộ test trầm cảm này là việc bạn trả lời một bộ những câu hỏi để sàng lọc xem mình có khả năng bị trầm cảm hay không. Đồng thời theo dõi xem tiến triển của bệnh nhân bị mức độ trầm cảm đến đâu.
      ……..

    Thang đánh giá DASS 21

    • Bảng đo lường mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần (DASS) được sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện và trung tâm trị liệu tâm lý. Thang là tổ hợp 3 thang tự đánh giá được thiết kế để đo mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệu cốt lõi của u sầu, lo lắng và căng thẳng.
    • Độ tuổi: từ 15 tuổi trở lên.
    • Đối tượng: Thân chủ có biểu hiện ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần.
  1. Bùi Quang Huy. Chẩn đoán và điều trị trầm cảm. http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/tam-than/chan-doan-va-dieu-tri-tram-cam/712/.
  2. http://suynhuocthankinh.vn/bai-viet/thong-tin-benh/tim-hieu-ve-benh-tram-cam-va-phuong-phap-dieu-tri.html.
  3. Trần thị Hồng Thu. http://www.maihuong.gov.vn/m/tram-cam/cac-the-benh-lam-sang-cua-tram-cam.html.
    4. Trần thị Hồng Thu. http://www.maihuong.gov.vn/m/tram-cam/dau-hieu-cua-benh-tram-cam.html.
  4. http://pyttmientrung.moh.gov.vn/c45/t45-219/nghien-cuu-tinh-hinh-va-yeu-to-tam-ly-xa-hoi-lien-quan-den-roi-loan-tram-cam-tai-phuong-xuan-phu–tp-hue.html.
  1. Đăng kí online: https://braincare.vn/lien-he/.
  2. Đăng kí offline: Tổng đài tư vấn: 19003307 hoặc liên hệ hotline: 02444553307.
Contact Me on Zalo