Sức khỏe tâm thần

Trầm cảm học đường

Theo bạn độ tuổi nào sẽ có thể có trầm cảm?

Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn mới có trầm cảm, trẻ em “tuổi ăn tuổi ngủ” biết gì!

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% – 29% trẻ em trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ khoảng 20% số đó nhận được hỗ trợ điều trị cần thiết. Bên cạnh đó, nhận thức về trầm cảm của phụ huynh hiện nay chưa đầy đủ, thậm chí là có định kiến đối với các rối loạn tâm lý.

Những con số này đã cho thấy một tình trạng bị “bỏ quên” đáng báo động ở Việt Nam. Để bản thân mình không phải rơi và tình trạng này, ta cùng tìm hiểu rõ hơn về trầm cảm ở học đường nhé!

  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn ăn uống kém tập trung.

    Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hàng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp với biện pháp tâm lý.

    Bảng câu hỏi sàng lọc

    • Có sẵn bằng tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
    • Chỉ mất 10 -15 phút để bạn hoàn thành và 2-3 phút để các chuyên gia chấm điểm.
    • Sử dụng để sàng lọc và đánh giá tổng hợp (các nguy cơ có rối loạn hỗn hơp: lo âu – trầm cảm – stress).
  • Cho đến nay nguyên nhân trầm cảm chưa được rõ, có thể có sự tham gia của nhiều yếu tố, bao gồm sự tương tác qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hóa, tình huống xã hội, quan hệ xã hội…) với các yếu tố bên trong (di truyền, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu do sinh học như: tổn thương não, thiếu hụt dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormon…).
  • Một số yếu tố nguy cơ gây khởi phát trầm cảm học đường bao gồm: sự cô đơn (thiếu lắng nghe, chia sẻ ở cha mẹ); áp lực thi cử, bạo lực học đường; những tổn thương tâm lý lúc nhỏ; sự thay đổi trong tâm sinh lý (tuổi dậy thì).
  • Tương tự với những dạng trầm cảm khác, bệnh trầm cảm tuổi học đường cũng có những dấu hiệu nhận biết cụ thể như:

    • Dần xuất hiện những suy nghĩ bi quan, tiêu cực về cuộc sống.
    • Mất dần hứng thú với những hoạt động xung quanh, bao gồm những sở thích, ước mơ yêu thích trước đây.
    • Luôn cảm thấy tự ti, thất vọng về bản thân.
    • Rất khó tập trung và không thể hoàn thành những công việc, ngay cả những việc đơn giản.
    • Ngại giao tiếp với những mọi người, tự cô lập mình.
    • Nghiêm trọng hơn có thể suy nghĩ đến cái chết và có ý định tự sát, tự làm hại bản thân.
    • Cảm thấy bản thân vô dụng, không có giá trị.
    • Thường xuyên buồn bã, suy tư.
    • Dễ khóc.
    • Thường chán ăn, bỏ bữa, không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
    • Ngủ không ngon giấc, thường xuyên gặp ác mộng.
    • Cơ thể mệt mỏi, không có sức sống, vận động chậm chạp.
    • Đau nhức đầu, đau lưng.
    • Ý định tự sát, tự làm hại bản thân.

    ………

  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây ra tử vong ở lứa tuổi 15 – 19.
  • Cũng theo tổ chức này, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe con người (chỉ sau tim mạch).
  • Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông. Ở Việt Nam, trầm cảm đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là giới trẻ.
  • Theo thống kê của bệnh viện Tâm thần Trung ương thì trong tổng số 5.000 người có biểu hiện bất bình thường đến khám, tư vấn thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.
  • Còn theo điều tra của bệnh viện Nhi Trung ương, tại một số trường học có tới 20% học sinh có biểu hiện lo lắng, rối loạn tâm trí hay còn gọi là trầm cảm. Và các con số này đều có xu hướng tăng thêm theo thời gian.
  • Những con số “biết nói” ở trên là thống kê mới nhất để thấy rằng, dù trầm cảm không là một bệnh lây lan, không thể phát hiện được phần nổi như các bệnh lý thông thường mà nó là một bệnh lý phức tạp mà ẩn sâu bên trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người.
  • Điều đáng nói hơn cả là số người mắc căn bệnh này đang gia tăng nhiều nhất ở lứa tuổi học đường.

Thang đo trầm cảm trẻ em CDI (The Children’s Depression Inventory):

  • Là thang tự đánh giá được thiết kế và phát triển bởi bác sĩ Maria Kovacs để chẩn đoán trầm cảm trẻ em.
  • CDI có hai phiên bản: phiên bản 27 câu thường được dùng để chản đoán và phiên bản rút gọn 10 câu thường để sàng lọc.
  • Độ tuổi: 07-17 tuổi.

Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20):

  • Là thang tự đánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do William M. Rcynolds xây dựng năm 1986. Thang RADS đã được Việt hóa bởi các bác sỹ tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia và đưa vào sử dụng tại viện từ năm 1995.
  • Độ tuổi: Từ 10 – 20 tuổi.

Thang đo trầm cảm BDI II:

  • Thang đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory – BDI), được công bố lần đầu tiên bởi Aaron T. Beck năm 1961. Cho đến nay, đây là bài đánh giá tâm lý được sử dụng phổ biến nhất để kiểm tra mức độ trầm cảm.
  • Độ tuổi: Từ 10 – 18 tuổi.
  1. https://vov.vn/suc-khoe/roi-vao-trang-thai-tram-cam-nu-sinh-13-tuoi-tung-co-y-dinh-tu-sat-819818.vov.
  2. https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/tphcm-nu-sinh-lop-12-tu-van-nghi-bi-tram-cam-20201124135745096.htm.
  3. Bùi Quang Huy. Chẩn đoán và điều trị trầm cảm; http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/tam-than/chan-doan-va-dieu-tri-tram-cam/712/.
  4. http://suynhuocthankinh.vn/bai-viet/thong-tin-benh/tim-hieu-ve-benh-tram-cam-va-phuong-phap-dieu-tri.html.
  5. Trần thị Hồng Thu; http://www.maihuong.gov.vn/m/tram-cam/cac-the-benh-lam-sang-cua-tram-cam.html.
  6. Trần thị Hồng Thu; http://www.maihuong.gov.vn/m/tram-cam/dau-hieu-cua-benh-tram-cam.ht.
  7.  
  1. Đăng kí online: https://braincare.vn/lien-he/.
  2. Đăng kí offline: Tổng đài tư vấn: 19003307 hoặc liên hệ hotline: 02444553307.
  3.  
Contact Me on Zalo