Mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng của trẻ từ 0 – 3 tuổi

moc-phat-trien-ngon-ngu-quan-trong-cua-tre-tu-0-3-tuoi

Cha mẹ có đang lo lắng về ngôn ngữ ở con?

  • Tiếng nói đầu tiên của con luôn là khoảnh khắc mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong chờ. Thế nhưng, không ít cha mẹ đang chờ đợi trong lo lắng khi con mình đã đến tuổi nhưng vẫn chưa nói được, hoặc chỉ nói vài từ đơn giản, không thể diễn đạt nhu cầu bằng lời. Có bé hiểu mọi thứ nhưng không biết trả lời khi có người hỏi. Có bé từng nói được một số từ nhưng rồi dần ít nói hơn….
  • Do vậy, việc theo dõi các mốc phát triển ngôn ngữ sẽ giúp cha mẹ nhận ra sớm những dấu hiệu bất thường và có hướng hỗ trợ phù hợp cho con. Dưới đây BrainCare sẽ gửi tới quý cha mẹ mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới 3 tuổi:

Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới 3 tuổi

0 - 6 tháng tuổi

  • Trẻ phản ứng với âm thanh mạnh, quay đầu về phía có tiếng nói.
  • Bắt đầu phát ra âm thanh bập bẹ như “ah”, “oh”, “eh”.
  • Cười, tạo âm thanh để thu hút sự chú ý.
  • Nhận ra giọng nói của cha mẹ và phản ứng khi được nói chuyện.

6 - 12 tháng tuổi

  • Bắt đầu bập bẹ những chuỗi âm thanh lặp lại như “ba-ba”, “ma-ma”.
  • Hiểu và phản ứng với một số từ đơn giản như “mẹ”, “bố”, “bye-bye”, “no”.
  • Sử dụng giọng điệu khác nhau để thể hiện cảm xúc.
  • Chỉ tay vào đồ vật hoặc người khi muốn thu hút sự chú ý.
  • Hiểu và phản ứng với tên gọi của mình.

12 - 18 tháng tuổi

  • Nói được khoảng 5 – 20 từ đơn giản.
  • Hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản như “Lại đây!”, “Đưa mẹ nào!”.
  • Bắt chước hành động và lời nói của người lớn.
  • Dùng cử chỉ nhiều hơn để thể hiện mong muốn.

18 - 24 tháng tuổi

  • Vốn từ vựng tăng lên 50 – 100 từ.
  • Bắt đầu nói được từ có 2 tiếng, như “mẹ bế”, “ăn cơm”, “đi chơi”.
  • Hiểu và làm theo các hướng dẫn có hai bước như: “Lấy giày rồi mang lại đây”.
  • Chỉ vào tranh hoặc đồ vật khi nghe tên gọi.
  • Bắt đầu sử dụng đại từ như “con”, “mẹ”, “bố”.

2 - 3 tuổi

  • Nói được 200 – 500 từ, bắt đầu nói câu 3 – 4 từ như: “Con muốn đi chơi”.
  • Đặt câu hỏi đơn giản: “Cái gì đây?”, “Mẹ đâu?”.
  • Hiểu và sử dụng đại từ “mình”, “con”, “bạn”.
  • Sử dụng nhiều từ vựng hơn để diễn đạt mong muốn thay vì chỉ trỏ.
  • Nói chuyện với giọng điệu tự nhiên hơn, bắt chước nhịp điệu và cách diễn đạt của người lớn.

Nắm bắt mốc phát triển ngôn ngữ của con cha mẹ nhé

Cha mẹ tìm đọc nhé: Thời điểm thích hợp để đánh giá chậm nói

Nắm bắt được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ không chỉ giúp cha mẹ theo dõi sự tiến bộ của con mà còn là cơ sở để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Mỗi trẻ có tốc độ phát triển riêng, nhưng nếu con chưa đạt được những cột mốc quan trọng ở từng độ tuổi nhất định, cha mẹ cần xem xét kỹ hơn để có hướng hỗ trợ phù hợp. Ở những bài viết tiếp theo, BrainCare sẽ cung cấp thêm cho quý cha mẹ những nội dung liên quan tiếp theo.

Thân gửi!

Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!

Contact Me on Zalo