Đánh giá sự phát triển

Cấu trúc nhân cách - EPI

Năm 1947, trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở 700 quân nhân bị suy nhược thần kinh, H. J. Eysenckgiáo sư tâm lí học người Anh đã xác định được 2 yếu tố chính từ tổng số 39 biến số: tính thần kinh (dễ bị kích thích) và yếu tố hướng nội – hướng ngoại. Cùng với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác, Eysenck cho rằng nhân cách được cấu trúc bởi 2 yếu tố chính đó.

Thiết kế lấy người dùng EPI là trung tâm mang lại độ chính xác và hiệu quả cao.

Bảng câu hỏi EPI:

  • Có sẵn bằng tiếng Trung,  tiếng Anh, tiếng Pháp,  và tiếng Việt.
  • Chỉ mất 10-15 phút để hoàn thành.
  • Nêu bật dạng nhân cách và tính ổn định hay không ổn định của người làm test.
  • Có thể được hoàn thành tại nhà, trong phòng chờ, trong chuyến thăm nhà, hoặc như một phần của cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại.

Trắc nghiệm Eyzenck gồm 57 câu hỏi trong đó 24 câu về tính hướng nội – hướng ngoại; 24 câu khảo sát tính ổn định của thần kinh và 9 câu dành để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời.

  • Yếu tố hướng nội – hướng ngoại (I): người hướng ngoại điển hình là người cởi mở, giao tiếp rộng, có nhiều bạn, người quen. Họ hành động dưới ảnh hưởng chốc lát, có tính chất xung động, vô tâm, lạc quan, thích vận động và hành động. Tình cảm và cảm xúc của họ không được kiểm soát chặt chẽ.
  • Người hướng nội điển hình là người điềm tĩnh, rụt rè, nội quan, hay giữ kẽ, ít tiếp xúc, giao tiếp với mọi người, trừ những bạn bè thân. Họ có khuynh hướng muốn hoạch định kế hoạch hành động. Không thích sự kích động, làm công việc hàng ngày với tinh thần nghiêm túc, thích trật tự, ngăn nắp. Kiểm soát chặt chẽ cảm xúc tình cảm của mình, không dễ dàng buông thả.
  • Tính thần kinh – tính ổn định về cảm xúc (N): người có tính thần kinh ổn định cao là người mềm dẻo/hay thay đổi về cảm xúc, khá nhạy cảm và dễ nổi nóng, dễ ấn tượng.

Như vậy, có thể biểu thị cấu trúc nhân cách bằng một hệ trục toạ độ của 2 yếu tố. Để đo 2 yếu tố này, Eysenck đã thiết lập bảng kiểm tra nhân cách EPI (Eysenck Personality Inventory). 

Sau này, Eysenck có bổ sung thêm yếu tố thứ 3, yếu tố tính tâm thần và cũng soạn thảo, chỉnh lí lại Bảng kiểm. Tuy nhiên phiên bản đầu (đo 2 yếu tố) được sử dụng rộng rãi hơn.

Mục đích sử dụng: Trắc nghiệm Eysenck được dùng để đánh giá/ khảo sát kiểu loại nhân cách hướng nội hay hướng ngoại, ổn định hay không ổn định, tìm hiểu đặc điểm khí chất của từng cá nhân.

Đối tượng sử dụng:

  • Dành cho người từ 15 tuổi trở lên.
  • Không dành cho những bệnh nhân mất trí, không còn khả năng nhận thức đúng ý nghĩa của các câu hỏi. Những bệnh nhân chống đối, không hợp tác hay những người bệnh đang trong giai đoạn kích động, cấp tính.

3. Thành phần thang đo:

  • Trắc nghiệm Eyzenck gồm 57 câu hỏi trong đó 24 câu về tính hướng nội – hướng ngoại; 24 câu khảo sát tính ổn định của thần kinh và 9 câu dành để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời. Bạn lần lượt đọc và trả lời từng câu hỏi trong bản in sẵn, theo quy định như sau:
  • Đánh dấu (+) nếu trả lời “có”, đánh dấu (-) nếu trả lời là “không” vào vị trí tương ứng của từng câu hỏi trong phiếu trả lời.
  • Sử dụng câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu.
  • Cố gắng trả lời trung thực, liên tục, không bỏ quãng.
  • Gặp câu trả lời không quen thuộc, cố gắng trả lời theo cách nghĩ của mình.
  • Tốc độ trả lời trung bình 2 – 3 câu trong 1 phút.

Xử lý phiếu trả lời: Đối chiếu kết quả trả lời với bảng khoá của trắc nghiệm để tiến hành:

  • Kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời (theo cột “S”). Số câu trả lời trùng với “S” không được quá 4 câu. Nếu trên 4 câu, phiếu trả lời không có giá trị.
  • Tính điểm đối với yếu tố “Hướng nội – hướng ngoại” theo cột “HN”. Những câu trùng hợp (cùng dấu) được tính 1 điểm, những câu không trùng hợp (khác dấu) tính 0 điểm. Sau đó tính tổng số điểm của yếu tố.
  • Tính điểm yếu tố “Ổn định – Không ổn định” theo cột “KOD”. Những câu trả lời (+) tính 1 điểm, trả lời (-) tính 0 điểm. Sau đó tính tổng số điểm của yếu tố.

Xác định kiểu nhân cách:

  • Tìm điểm thứ nhất trên trục “Hướng nội – Hướng ngoại” (trục được chia làm 24 điểm tính từ phải qua trái).
  • Tìm điểm thứ 2 trên trục “Ổn định – Không ổn định” (trục cũng được chia làm 24 điểm tính từ trên xuống dưới).
  • Căn cứ vào điểm có toạ độ trên rơi vào góc nào để xác định kiểu nhân cách.
  1. Hans Jürgen Eysenck& Sybil B. G. Eysenck(1975). Manual of the Eysenck Personality Questionnaire. London: Hodder and Stoughton.
  2. Bartol & Bartol (2008). Criminal Behavior: A Psychosocial Approach. Upper Saddle River, New Jersey: (8th Edition)
  3. Sybil Eysenck“This Weeks Citation Classics”(PDF).
  4. T. Barrett, K.V. Petrides, S.B.G. Eysenck & H.J. Eysenck (1998). “The Eysenck Personality Questionnaire: an examination of the factorial similarity of P, E, N, and L across 34 countries”(PDF). Personality and Individual Differences. 25(5): 805–819. doi:10.1016/S0191-8869(98)00026-9.
Contact Me on Zalo