Đánh giá sự phát triển

Tăng động giảm tập trung - ADHD

“Rối loạn tăng động giảm chú ý”, thuật ngữ y khoa tiếng Anh là Attention Deficit – Hyperactivity Disorder (viết tắt là ADHD) để chỉ những trẻ em mất tập trung, hiếu động và hoạt động quá mức, dễ bị kích động bởi các kích thích bên ngoài.

Tỉ lệ trẻ bị rối loạn thay đổi tùy theo từng quốc gia và theo sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ. Một tổng hợp từ 102 nghiên cứu ở các vùng khác nhau trên thế giới cho thấy có khoảng 6,5% trẻ em và khoảng 2,7% thiếu niên có rối loạn tăng động giảm chú ý.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay chỉ có 3/10 trẻ ADHD được gia đình phát hiện sớm và can thiệp, còn lại 7/10 trẻ chưa được hỗ trợ, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và cuộc sống sau này của các em. Trên 30% số trẻ ADHD này khi đến tuổi trưởng thành vẫn gặp nhiều khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động, dễ bị kích thích và gây hấn với người xung quanh, tính tình ngang bướng, cục cằn và có những rối loạn về hành vi và cảm xúc, đặc biệt là những hành vi chống đối xã hội.

Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30% trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý mắc các rối loạn tâm lý nghiêm trọng khác như bị trầm cảm, lo lắng. Một số chuyên gia cho rằng, một nửa những người mắc ADHD có thể dễ dẫn đến trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời nếu không được can thiệp sớm đúng cách.

Thang đánh giá chẩn đoán tăng động giảm tập trung Vanderbilt (Vanderbilt  ADHD Diagnostic Rating Scale – VADRS)

  • Là một công cụ để đánh giá các triệu chứng của ADHD cho trẻ độ tuổi 6 đến 12. Thang được xây dựng và phát triển bởi Mark Wolraich. Bên cạnh đánh giá ADHD, thang cũng xây dựng những item đánh giá triệu chứng liên quan đến rối loạn hành vi, chống đối xã hội, lo âu, trầm cảm – những rồi loạn thường đi kèm với ADHD (Brent R. Collett, Jeneval L. Ohan, Kathleen M. Myers , 2003).
  • Hiện tại tại Việt Nam đang sử dụng hai phiên bản: phiên bản cho phụ huynh đánh giá gồm 55 mệnh đề và phiên bản cho giáo viên đánh giá gồm 43 mệnh đề. Ngoài ra thang còn có phiên bản để giáo viên và phụ huynh theo dõi và đánh giá quá trình trị liệu, can thiệp của trẻ.

Bảng câu hỏi Vanderbilt

  • Có sẵn bằng tiếng Ả Rập, tiếng Trung,  tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
  • Chỉ mất 10-15 phút để phụ huynh hoàn thành và 2-3 phút để các chuyên gia chấm điểm.
  • Nêu bật các vấn đề về tăng động giảm chú ý ở trẻ và mức độ.
  • Hướng dẫn cha mẹ về sự phát triểncủa trẻ và kỹ năng của chính con họ.
  • Có 2 bản cho cả phụ huynh và giáo viên.

Các chương trình phát triển cho trẻ em trên toàn quốc dựa vào Vanderbilt vì nó:

  • Có giá trị cao, đáng tin cậy và chính xác.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Dễ dàng ghi bàn chỉ trong vài phút.
  • Được nghiên và thử nghiệm với một lượng mẫu trẻ đa dạng, đáng tin cậy.
  • Một cách tuyệt vời để hợp tác với cha mẹ và tận dụng tối đa kiến thức chuyên môn của họ.

Khái niệm

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là rối loạn tâm thần và thần kinh – hành vi, đặc trưng bởi khó khăn trong việc tập trung hoặc tăng hoạt động / xung động hay kết hợp cả giảm tập trung chú ý và tăng hoạt động / xung động. Đây là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất ở trẻ em và có thể tiếp tục gây ảnh hưởng đến trẻ trong quá trình lớn lên và khi đã trưởng thành.

 Nguyên nhân của ADHD

  • ADHD là một trong những hội chứng mắc phải từ thời thơ ấu được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Những nghiên cứu mới đây mới chỉ đưa ra rằng:
  • ADHD là một loại rối loạn chức năng về mặt sinh học. Trẻ mắc hội chứng này có những vấn đề liên quan đến các chất hóa học làm nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não..
  • ADHD có thể xuất hiện ở cùng các hành viên trong gia đình.
  • Những độc tố trong môi trường có thể dẫn đến việc mắc chứng ADHD nhưng rất hiếm.
  • Những tổn thương nghiêm trọng ở đầu cũng có thể gây ra ADHD (trong một vài trường hợp).
  • Không có những bằng chứng chứng minh rằng ADHD là do: ăn quá nhiều đường, các chất phụ gia thực phẩm, những dị ứng với thuốc men hoặc thức ăn, sự miễn dịch, tiêm chủng.
  • Đọc thêm: Tăng động giảm tập trung

Mục đích:

  • Đánh giá các triệu chứng của tăng động giảm chú ý và các ảnh hưởng của chúng tới việc học tập, các mối quan hệ của trẻ thông qua cảm nhận, sự quan sát của giáo viên và phụ huynh.

Đối tượng và độ tuổi:

  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi có những dấu hiệu khó tập trung, khó ngồi yên, quá hiếu động, di chuyển nhiều, nói nhiều.

Thành phần thang đoCả thang cho phụ huynh và giáo viên đều chia thành 2 phần: đánh giá triệu chứng và đánh giá sự thể hiện của trẻ.

  • Phần đánh giá triệu chứng ở thang ở thang phụ huynh có 47 câu, còn ở thang giáo viên gồm 35 câu, bao gồm những triệu chứng khó tập trung và tăng động, đồng thời cả các triệu chứng liên quan đến các rối loạn đi kèm. Các câu được đánh giá trên thang điểm từ 0 (không bao giờ) đến 3 (rất thường xuyên).
  • Phần đánh giá sự thể hiện – đánh giá sự ảnh hưởng của các triệu chứng tới mối quan hệ và việc học tập của trẻ – gồm 8 câu. Các câu được đánh giá trên thang điểm 1 đến 5.

Các lưu ý khi sử dụng thang:

  • Cần nhấn mạnh thang đánh giá dựa trên biểu hiện của trẻ 6 tháng trở lại đây.
  • Cần kết hợp với các biện pháp lâm sàng khác để chẩn đoán ADHD chứ không chỉ dựa trên một mình kết quả đánh giá trên thang.
  • Phụ huynh có thể đánh giá các biểu hiện của học sinh không chính xác so với thực tế (nhẹ hơn hoặc nặng hơn) do không muốn thừa nhận vấn đề của con, lo lắng sẽ bị đổ lỗi cho vấn đề, hoặc quá lo lắng cho vấn đề của con, nhà tham vấn cần giải thích để phụ huynh hiểu được bảng hỏi này không nhằm mục đích điều tra hay quy gán tội cho ai, mà nhăm giúp nhà tham vấn hiểu và có hướng hỗ trợ tốt nhất. 

Mặc dù những dấu hiệu của ADHD đôi khi có thể xuất hiện từ rất sớm, ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo hoặc thậm chí nhỏ hơn, tuy nhiên, chẩn đoán trẻ mắc ADHD ở lứa tuổi này rất khó. Bởi vì ở lứa tuổi này, những vấn đề liên quan sự phát triển ở trẻ như chậm phát triển ngôn ngữ có thể bị chẩn đoán nhầm với ADHD. 

ADHD có thể làm cho cuộc sống của trẻ gặp khó khăn. Trẻ bị rối loạn rối loạn tăng động giảm chú ý:

  • Thường gặp khó khăn trong lớp, có thể dẫn đến thành tích học tập kém và chịu sự chế giễu hay trách mắng từ bạn học và người lớn.
  • Dễ bị tai nạn và thương tích nhiều hơn so với những trẻ khác không mắc rối loạn này.
  • Có lòng tự trọng kém.
  • Có thể gặp khó khăn trong giao tiếp, và khó được chấp nhận bởi các bạn đồng lứa và người lớn.
  • Có nguy cơ cao trở nên lạm dụng rượu và ma túy cũng như các hành vi phạm pháp khác.

Ngoài ra, trẻ ADHD có nhiều khả năng hơn mắc những tình trạng sau:

  • Chứng rối loạn học tập, bao gồm những vấn đề về nhận thức và giao tiếp.
  • Rối loạn lo âucó thể gây ra lo lắng quá mức, căng thẳng và làm nặng hơn các triệu chứng của ADHD, trừ khi rối loạn lo lắng này được điều trị và nằm trong tầm kiểm soát.
  • Trầm cảm, thường xuyên xảy ra ở trẻ em bị ADHD.
  • Rối loạn lưỡng cực gồm có trầm cảm và hành vi hưng phấn.
  • Rối loạn thách thức chống đối (ODD), thường được định nghĩa như là kiểu hành vi tiêu cực, thách thức và thù địch với người được ủy quyền.
  • Rối loạn về tư cách đạo đức, rối loạn này nổi bật với các hành vi chống đối xã hội như trộm cắp, đánh nhau, phá hoại tài sản và gây hại cho người hoặc động vật.
  • Hội chứng Tourette, đây là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi những tíc của cơ (máy giật cơ) hoặc tíc về âm thanh lặp đi lặp lại. Tíc là thuật ngữ chỉ những cử động không chủ ý lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Vì vậy việc trẻ được chẩn đoán ADHD là rất cần thiết!

  1. American Academy of Pediatrics. (n.d.) Scoring Instruction for the NICHQ Vanderbilt Assessment Scales. Retrieved from Development & Behavioral Pediatrics: https://depts.washington.edu/dbpeds/07ScoringImstructions.pdf
  2. Brent R. Collett, Jeneval L. Ohan, Kathleen M.Myers. (2003). Ten- year review of rating scales. V: Scales Asessing Attention-Deficit/ Hyperactivity Disorder.Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, Volume 42, Issue 9, 1015-1037.
  3. Thang đo các triệu chứng tăng động giảm tập trung Vanderbilt(Vanderbilt ADHD Diagnostic Parent Rating Scale).
  4.  
Contact Me on Zalo