Mẹ không tha thứ cho mình… (Phần 2)

Câu chuyện mẹ có con tự kỷ

Đứa trẻ bị bỏ quên (Phần 1)

Ân hận muộn

Chỉ một tháng sau khi con nhập học mẫu giáo, cô hiệu trưởng đã gọi mẹ lại, bảo đưa con đi khám tự kỷ. Kết luận của bác sĩ ngay sau đó đã làm mẹ choáng váng. Con bị tự kỷ ở mức độ nhẹ, nhưng vẫn cần phải hỗ trợ điều trị, đặc biệt là về tâm lý. Lúc này, mẹ chưa hề có những khái niệm gì về hội chứng này. Và mẹ chia sẻ với bố. Nhưng bố con đã gạt đi. Với bố, con vẫn bình thường, chỉ là hơi chậm một chút. Lớn lên con sẽ hết, bố động viên mẹ như vậy. Và mẹ yên tâm con sẽ sớm khỏi thôi.

Nhưng con đã không khỏi như mẹ nghĩ. Trong khi những đứa trẻ cùng lứa tuổi với con biết mọi thứ, thì con vẫn dậm chân tại chỗ. Con không thể nói được một câu, không trả lời được câu hỏi, không biết bộc lộ tình cảm yêu, ghét, vui, buồn, không biết tự làm những việc cá nhân, không biết chơi cùng bạn bè, không biết nhai và tự xúc cơm ăn. Mọi việc đều có người làm giúp. Trong nhà luôn có hai người giúp việc. Một để làm việc nhà và một chăm sóc con. Mẹ nghĩ con đã được chăm sóc tốt nhất. Nhưng mẹ không biết rằng khi mẹ đi vắng, con chỉ được chơi với cái tivi và ipad. Người giúp việc thì buôn điện thoại, đến giờ thì xay cháo đổ vào mồm con. Con chỉ việc há, ngậm, nuốt nuốt.

Đọc thêm: Thời điểm thích hợp đánh giá chậm nói cho trẻ?

Khi con được gần 5 tuổi, cô giáo chủ nhiệm khuyên mẹ cho con đi điều trị, mẹ còn ương bướng cãi: “Em chẳng tin vào những kết luận của bác sĩ”. Thật may, cô giáo chủ nhiệm lại là người rất có kinh nghiệm và rất thương con. Cô đã bảo mẹ đứng ở bên cửa sổ để theo dõi con một buổi sáng. Những gì mẹ thấy khiến cho mẹ thẹn thùng xấu hổ. Con ngồi im một chỗ, không nói chuyện với ai, không tham gia bất kỳ hoạt động nào. Các bạn khác thì răm rắp, nói một cái là làm. Cô đẩy vào lưng con, bảo con làm gì, con ngơ ngác một chút rồi lại chìm đắm trong hư vô. Cô giáo nói “Con em nó không hòa đồng được với xung quanh. Đó chính là tự kỷ. Nó khác thường và nó không biết phải làm gì. Là mẹ, em không theo sát để sớm nhận ra và giúp đỡ con, để những giai đoạn vàng trôi quá thật lãng phí?”.

Cô giáo nói đúng những gì mẹ đang lo lắng. Những giọt nước mắt ân hận không bù đắp lại được sự vô tâm của mẹ. Hẳn con đã phải chịu đựng rất nhiều, phải một mình vật lộn với thế giới bóng tối lạnh lẽo và cô đơn của con mà mẹ không hề biết. Dù muộn, mẹ cần phải đánh thức con dậy, phải kéo con trở về. Mẹ sẽ làm như thế nào đây? Bằng bất cứ giá nào, mẹ tin mẹ sẽ làm được.

Phụ huynh có biết: Trẻ tự kỷ khó khăn trong việc mặc quần áo

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo