Đánh giá sự phát triển

Từ 6 tuổi trở lên - Raven

Test Raven là một phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Test Raven là test đo năng lực trí tuệ trong thời điểm làm test, gồm các bài tập là những hình vẽ để cá nhân quan sát, tìm ra mối liên hệ giữa các hình đó, lựa chọn một trong số các hình cho sẵn để bổ sung hoàn thiện một hệ thống các liên hệ. Các chỉ số thông minh của bạn có thể có tác động đến các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của bạn bao gồm cả trường học và công việc. Điểm cao thường liên quan đến thành tích cao hơn ở trường, trong khi điểm thấp hơn có thể liên quan đến một số dạng khuyết tật trí tuệ. Tìm hiểu thêm về TEST RAVEN để hiểu rõ hơn về công cụ này.

Thiết kế phi ngôn ngữ, kết quả mang độ đáng tin cậy và chính xác cao

  • Trắc nghiệm Raven là loại trắc nghiệm phi ngôn do J.C.Raven xây dựng và công bố vào năm 1936, được dùng để đánh giá kỹ năng quan sát, giải quyết vấn đề và khả năng học hỏi tổng thể. Mỗi bộ khuôn hình có các hình vẽ chưa đầy đủ, đòi hỏi cá nhân phải quan sát để tìm ra mối liên hệ giữa các hình, suy ra bản chất hình vẽ để bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống các mối quan hệ, từ đó có thể phát triển phương pháp suy luận có hệ thống.
  • Test Raven này là một trong những test được Việt Nam và một số nước ưa dùng bởi những đặc tính thuận lợi của nó. Đây là test phi ngôn ngữ nên sẽ không có những vấn đề quá khó khăn liên quan đến việc dịch nghĩa và thích nghi. Nó được thực hiện dễ dàng và cách xử lý số liệu, tính điểm cũng khá đơn giản. Và đặc biệt là không hạn chế về mặt thời gian. Nếu làm theo tốc độ trung bình thì mất khoảng 20 đến 30 phút, khá phù hợp với đại đa số.

Test Raven sẽ mang đến:

  • Có giá trị cao, đáng tin cậy.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Test phi ngôn ngữ nên không gây khó khăn trong việc dịch nghĩa và thích nghi.
  • Thực hiện dễ dàng, cách xử lý số liệu và tính điểm mang tính chính xác ca.
  • Không hạn chế về mặt thời gian.
  • Được nghiên cứu và sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Vui vẻ và hấp dẫn cho đối tượng làm test.

Raven là một test được sử dụng để khảo sát IQ hay còn gọi là trí thông minh của con người. Raven gồm hai bộ: Raven đen -trắng và Raven màu.

1. Ma trận lũy tiến tiêu chuẩn (Raven đen trắng)

  • Phiên bản này gồm các khuôn hình tiếp diễn được chia thành 5 bộ được kí hiệu là: A, B, C, D, E, mỗi bộ có 12 khuôn hình với mức độ phức tạp tăng dần từ bài 1 đến bài 12. Toàn bộ các khuôn hình là màu đen và trắng, thường được sử dụng cho cho độ tuổi từ 11 trở lên.
  • Trắc nghiệm này được mô tả 1936 bởi Raven (người Anh). Ông cho rằng phương pháp này có khả năng đánh giá năng lực tư duy ở một bình diện rộng nhất. Đây là một bộ trắc nghiệm phi ngôn ngữ, đa lựa chọn và mang tính chất “khuôn hình tiếp diễn”.
  • Toàn bộ trắc nghiệm có tất cả 60 câu, được chia thành 5 nhóm được đánh ký hiệu thứ tự A, B, C, D, E. và mỗi nhóm có 12 câu. Đặc điểm của trắc nghiệm này là nhóm sau khó hơn nhóm trước và câu trong mỗi nhóm thì cũng câu sau khó hơn câu trước.

Để phân thành các nhóm thì cần phải có những nguyên tắc:

  •  Nhóm A: Dựa theo tính trọn vẹn, liên tục của cấu trúc.
  • Nhóm B: Sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình.
  • Nhóm C: Tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc.
  • Nhóm D: Sự thay đổi logic vị trí của các hình.
  •  Nhóm E: Sự chia tách hình tổng thể thành hình bộ phận.

2. Ma trận tiếp diễn có màu (Raven màu):

  • Trong phiên bản này, hầu hết các khuôn hình có màu để gây kích thích thị giác với người được đánh giá, đối tượng hướng đến là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11 cũng như người già và người có người bị suy yếu về thể chất và tinh thần. Nó bao gồm 3 bộ ký hiệu, A và B lấy từ bộ tiêu chuẩn và một phần gồm 12 bài chèn vào giữa hai phần A và B, gọi là phần AB.

Mọi thứ bạn cần để bắt đầu với Raven

Mục đích:

  • Đánh giá trí tuệ nhanh, khả năng tư duy phi ngôn ngữ và khả năng học tổng thể.

Độ tuổi:

  • 6 đến 11 tuổi với Raven màu, 11 tuổi trở lên với Raven đen trắng.

Đối tượng :

  • Học sinh cần được đánh giá khả năng nhận thức, tuy nhiên vấn đề về khả năng nhận thức/học tập/khám phá năng lực nhận thức, học tập không phải vấn đề chính (nếu rơi vào những trường hợp kia, sử dụng WISC).
  • Học sinh không thực hiện được WISC.

Thành phần thang đo:

  • Quyển ma trận Raven.
  • Phiếu ghi đáp án.
  • Bộ đáp án gồm: bảng đáp án, bảng điểm kỳ vọng, bảng tỉ lệ phần trăm theo tuổi.

Các bước sử dụng:

  • Bước 1 : Chuẩn bị quyển Raven, phiếu ghi đáp án, bút.
  • Bước 2 : Tiến hành thực hiện.
  • Bước 3 : Xử lý kết quả.

Về chỉ số trí tuệ IQ (theo Wechsler, 1981)

  • Trên 130: rất thông minh.
  • Từ 120 – 129: thông minh.
  • Từ 110 – 119: trí tuệ trung bình trên.
  • Từ 90 – 109: trí tuệ trung bình.
  • Từ 80 – 89: trí tuệ trung bình dưới.
  • Từ 70 – 79: trạng thái ranh giới.
  • Dưới 70: trí tuệ bị khuyết tật.

Phân loại chậm phát triển ( theo ICD – 10,1992)

  • Từ 50 – 69: chậm phát triển mức độ nhẹ.
  • Từ 35 – 49: chậm phát triển mức độ vừa.
  • Từ 20 – 34: chậm phát triển mức độ nặng.
  • Dưới 20: chậm phát triển mức độ trầm trọng.

Cũng có thể đánh giá mức độ trí tuệ bằng thang tỷ lệ phần trăm ( theo nhóm tuổi chuẩn) như sau:

Đánh giá kết quả

Nhận xét

Thiên tài

Kết quả bằng hoặc lớn hơn 95%

Rất cao

Kết quả bằng hoặc lớn hơn 75%

Trung bình cao

Kết quả từ trên 50% hoặc nhỏ hơn 75%

Trung bình

Kết quả trung bình cộng so với tuổi 50%

Trung bình thấp

Kết quả dưới 50 % đến trên 25%

Thấp

Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 25%

Rất thấp

Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 5%

  • Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Kim Quý (2007). Những trắc nghiệm tâm lý ( tập 1: Trắc nghiệm về trí tuệ) Hà Nội: ĐH Sư phạm.
  • Raven’s Progressive Matrices (n.d). Retrieved from IQ Test Prep: http://iqtestprep.com/ravens-progressive-matrices/
Contact Me on Zalo