Trẻ tự kỷ có cơ hội hoà nhập không?

Trẻ tự kỷ và câu chuyện của cậu Trần Võ Bảo Khánh

  • Trần Võ Bảo Khánh (quận 8, TP Hồ Chí Minh) sinh năm 2003, đến khi lên 2 thì em có những biểu hiện rối loạn không giống như các bạn bình thường khác. Em nhạy cảm hơn, không muốn người khác đụng vào mình, nhiều âm thanh đơn giản cũng trở nên quá ngưỡng với em. Khánh bị rối loạn cảm giác rất nhiều, cầm nắm cũng không chắc, hơn 2 tuổi mà vẫn chỉ biết cười chứ chưa biết nói. Khánh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt đơn giản bình thường, không ngủ trưa và cũng có một số biểu hiện tăng động.
  • Chị Nhung (47 tuổi, mẹ của Bảo Khánh) chia sẻ: “Mặc dù bác sĩ không có chẩn đoán cụ thể, nhưng con mình, mình làm mẹ nên mình biết, mình thấy con không giống như những đứa trẻ phát triển bình thường khác. Khoảng 3 tuổi thì Khánh có thể nói năng bình thường, nhưng những rối loạn cảm giác thì vẫn còn. Sau khi học 2 năm lớp lá thì bạn vào lớp 1. Trí nhớ bạn rất tốt, đưa ảnh quốc kỳ của nước nào bạn cũng biết hết, vùng nào của nước nào, châu lục nào bạn cũng biết. Ngoài ra Khánh cũng bộc lộ nhiều năng khiếu và đam mê đối với thể thao.”

Khi nào cần đưa con đi sàng lọc, phát hiện sớm tự kỷ? Câu trả lời tại đây

Quyết định bước ngoặt của người mẹ

Khi theo học đến lớp 8, thấy con bị bạn bè trêu chọc, bị tổn thương nhiều, chị Nhung rất đau lòng. Sau thời gian dài đắn đo, chị quyết định cho Khánh nghỉ học. Sau đó, chị Nhung cho Khánh tham gia học các lớp kỹ năng và chơi thể thao như bóng rổ, bơi lội… Gần 2 năm trở lại đây, chị Nhung đưa Khánh tham gia Cộng đồng thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh. Trong suốt thời gian này bằng những cố gắng không ngừng nghỉ, Khánh đã phấn đấu và đạt được nhiều thành tích cao trong môn bơi lội, trong đó có huy chương vàng cùng nhiều huy chương khác của Cộng đồng thể thao Người khuyết tật và Cộng đồng tự kỷ. Đặc biệt, dù còn gặp khó khăn trong việc nói chuyện và thể hiện cảm xúc nhưng Khánh đã tiến bộ rất nhiều trong việc thể hiện bằng câu chữ. Em tự lập tài khoản facebook, chia sẻ nhiều câu chuyện truyền cảm hứng cho đông đảo người xem. Ngoài ra, em cũng rất có năng khiếu trong hoạt động bình luận thể thao. Em có thể thuật lại trận đấu rất chi tiết và rõ ràng, từ phút ghi bàn cho đến kết quả trận đấu. Em cũng đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện các sinh hoạt bình thường, hòa nhập với cộng đồng.

Trẻ tự kỷ và sự tiến bộ

Chị Nhung chia sẻ thêm, để có được ngày hôm nay là cả một quá trình 17 năm mồ hôi, công sức, tiền bạc. Trong đó, nếu như chị và chồng nỗ lực một, thì bản thân Khánh nỗ lực gấp mười lần. Hiện Khánh đã có thể tự lên kế hoạch, mục tiêu cho bản thân và xác định cần làm gì để thực hiện mục tiêu đó. Em rất nỗ lực, kiên trì thực hiện công việc đến khi hoàn thành mới thôi dù rất vất vả, rất sợ làm sai, sợ làm người khác thất vọng.

✍️ Quý cha mẹ thân mến, đôi khi trong hành trình chăm sóc trẻ tự kỷ, cha mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, thất vọng thậm chí là bất lực. Tuy nhiên, mỗi nỗ lực của cha mẹ đều không vô ích, những nỗ lực ấy sẽ giúp con tiến bộ mỗi ngày, mở ra tương lai tươi sáng hơn cho con trong các giai đoạn tiếp theo.
✍️ Nếu cha mẹ có những khó khăn, trăn trở cần hỗ trợ, xin đừng ngần ngại nhắn tin, gọi điện đến BrainCare nhé, BrainCare sẽ luôn ở đây, đồng hành cùng cha mẹ và các bé yêu.

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Contact Me on Zalo