Xin đừng đánh!

Một ngày, bạn có thể bắt gặp một thanh niên đang lang thang ở khu Trường Chinh – Giải Phóng. Trên lưng áo cậu ta, viết một dòng chữ in hoa: “XIN ĐỪNG ĐÁNH”. Đó là lời cầu khẩn thiết tha của của bậc sinh thành khi thả đứa con 20 tuổi mắc chứng Tự kỷ ra ngoài “đường chơi”. Cũng là lời than của cả một cộng đồng khi không được sự quan tâm của xã hội. Hội chứng tự kỷ được gắn từ mỹ miều là “Hội chứng thành thị”. Người ta quen với hình ảnh một cậu bé tự kỷ bên cạnh một cây đàn piano hay bức tranh đồng quê… Mà không biết rằng còn hàng triệu những đứa trẻ ở nông thôn cũng mắc hội chứng này mà bị bỏ rơi. Có em nhảy ra đường bị ô tô cán chết, có em nhảy xuống ao bị chết đuối… Hàng loạt những cái chết thương tâm. Nhưng ba mẹ chúng đành đứng nhìn bất lực. Sinh con ra ai chẳng muốn con mình bình thường như bao chúng bạn. Sự nhầm lẫn tự kỷ với những hội chứng khác như thần kinh, trầm cảm … làm mất đi cơ hội hòa nhập của trẻ để trẻ mãi là đứa trẻ to con mà tuổi phát triển như trẻ lên 3. 

Tự kỷ là rối loạn phát triển về thần kinh làm cho trẻ gặp khó khăn trong một số lĩnh vực như tương tác xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, có hành vi lặp đi lặp lại.

Biểu hiện

Thiếu sự giao tiếp xã hội

  • Giảm tương tác hội thoại.
  • Giảm giao tiếp mắt: Không giao tiếp bằng mắt với mẹ ngay từ khi còn nhỏ.
  • Nét mặt thờ ơ: Không nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó, lơ đễnh.
  • Tương tác kém.

Giảm sử dụng cử chỉ, lời nói giao tiếp 

  • Không biết giao tiếp bằng lời nói.
  • Không biết giao tiếp bằng hành vi phi ngôn ngữ như trẻ không biết gật, lắc, không biết sử dụng cử chỉ tay.

Không biết tạo ra và duy trì mối quan hệ

  • Không biết kết bạn.
  • Không biết tạo mối quan hệ thân thiết trong gđ.

Sử dụng hành động, đồ vật rập khuôn

  • Nhại lời.
  • Phát âm vô nghĩa.
  • Sử dụng đồ vật không đúng chức năng.

Gắn kết cứng nhắc với các thói quen

  • Có mối quan tâm thu hẹp, vận động bất thường rập khuôn lặp đi lặp lại.
  • Cường độ tập trung chú ý quá mức vào một đồ vật, hình ảnh.

Phản ứng nhạy cảm với môi trường

  • Trẻ hay khó khăn trong việc tìm những đồ vật cứng để gặm nhấm, cắn áo để tìm cảm giác.

Nguyên nhân

  • Một đứa trẻ tự kỷ lớn lên sẽ trở thành một thanh niên tự kỷ. Hội chứng này sẽ “đeo bám” suốt cuộc đời đứa trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay chưa có phương pháp hay thuốc đặc trị nào chữa khỏi hoàn toàn hội chứng này. Nhưng sẽ vẫn có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng nếu được điều trị đúng cách.
  • Rối loạn phát triển thần kinh của não bộ (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) 
  • Di truyền: sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ
  • Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
  • Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm, …

Biện pháp can thiệp điều trị 

  • Không có thuốc đặc trị, trẻ tự kỷ dùng thuốc để hỗ trợ giảm triệu chứng. Cách tốt nhất để giúp một đứa trẻ trở nên tốt hơn là tạo môi trường chăm sóc đặc biệt cho trẻ. Hơn ai hơn ba mẹ chính là người đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình phục hồi, tái hòa nhập của trẻ.
  • Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ cha mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Cha mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và giành thời gian dạy con.
  • Tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp, vì vậy công việc điều trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng mới có thể mang lại hiệu quả tốt, chứ không thể chỉ dùng thuốc chữa trị như các bệnh khác.

  • Cha mẹ cần phải theo dõi tình trạng tự kỷ của trẻ một cách kỹ càng, trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giáo viên mẫu giáo, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
  • Một đứa trẻ tự kỷ cần sự phối kết hợp của nhiều bộ phận chuyên môn như bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giáo viên ngôn ngữ. Điều cơ bản nhất là ba mẹ khi phát hiện con có dấu hiệu của bệnh cần nhờ các cơ quan chuyên môn xác minh chính xác để có hướng điều trị hợp lý và không để mất thời gian vàng của con. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ của con mà ba mẹ chăm sóc dạy dỗ con tại nhà hoặc đưa đến các trường chuyên biệt hay các trung tâm tâm lý uy tín để can thiệp.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo