Chậm nói đơn thuần khác chậm nói do Tự kỷ?

  1. Bé trai nhà em được 29 tháng hiện chưa biết nói, e cho đi nhà trẻ từ lúc 13 tháng thì bé rất ngoan, rất chịu ăn và phát triển thể chất như bao bạn khác. Do còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con nên em không quan sát được những biểu hiện bất thường của con. Cho đến khoảng 20 tháng thì cô giáo có nói bạn ấy chậm hơn các bạn ở lớp một chút, đến nay đã 29 tháng nhưng bé vẫn chưa biết nói, em có đưa con đi khám 2 nơi đều kết luận con đã bị tự kỷ tương đối nặng. Thực sự em thấy con em không có biểu hiện của tự kỷ và chỉ là chậm nói đơn thuần thôi.

(Mẹ Lê Thị Mai, 31 tuổi)

Chuyên gia trả lời:

Cha mẹ cùng tìm hiểu những biểu hiện chậm nói của trẻ tại bài viết này.

Chúng ta cùng phân biệt giữa chậm nói đơn thuần và chậm nói thứ phát:

  • Chậm nói đơn thuần: Trẻ chỉ có sự chậm trễ về phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Còn các lĩnh vực khác như (nhận thức, hành vi, kĩ năng xã hội,…) phát triển bình thường, và trẻ không có bất cứ khiếm khuyết giác quan nào khác.
  • Chậm nói thứ phát: Chậm nói do ảnh hưởng của 1 khuyết tật khác gây ra, ví dụ như tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, khiếm thính,… Ví dụ, Vấn đề chính của con là tự kỷ, tuy nhiên, trong tự kỷ sẽ có những hạn chế về cả ngôn ngữ. Nhưng vấn đề chính của con vẫn là tự kỷ. Để can thiệp trong trường này, cần có những phương pháp can thiệp chuyên sâu dành cho đối tượng tự kỷ, kết hợp với những chiến lược thông thường để giúp con học nói ở nhà.

Khi cha mẹ nhận được kết quả chẩn đoán con bị một vấn đề nào đó, ví dụ như tự kỷ, tâm lý thông thường của cha mẹ sẽ thường trải qua các cảm xúc: sốc, không tin, phủ nhận. Sau đó, cha mẹ sẽ đón những cảm xúc tiêu cực khác (tức giận, thất vọng, đau khổ, chán chường). Đây là phản ứng tâm lý bình thường của cha mẹ. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cha mẹ, ảnh hưởng đến bầu không khí của gia đình và gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

-> Theo chuyên gia Phượng, các bậc cha mẹ sau khi nhận được 1 kết quả chẩn đoán của con, cha mẹ hãy học cách vượt qua được những cảm xúc tiêu cực đó, học cách chấp nhận thực tế với vấn đề của con. Thay vì đau buồn, cha mẹ hãy cố gắng tìm kiếm các thông tin, giải pháp để con phát triển tối ưu nhất, đồng thời học cách tận dụng những tình huống thường ngày, tận dụng giai đoạn vàng để giúp con học nói. 

Tìm hiểu thêm về giai đoạn vàng trong đánh giá, can thiệp cho con chậm nói, tại đây.

Quay lại.

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng ký tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo