Sàng lọc & Theo dõi
Quản trị bản thân
Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của thời đại 4.0, cùng với yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và những bất cập trong thực tiễn giáo dục; Sự kì vọng của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng thẳng trong cuộc sống, học tập và quá trình phát triển của trẻ em. Mặt khác, sự hiểu biết của trẻ về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép nói trên.
Thực tế cho thấy trẻ em hiện nay dễ gặp những rối nhiễu cảm xúc (Lo âu, trầm cảm…),rối loạn phát triển (tự kỉ, chậm phát triển, khó khăn ngôn ngữ giao tiếp), các khó khăn học tập (như đọc, viết, tính toán…),những rối loạn về hành vi (chống đối, bỏ học, trộm cắp, hung tính…) mà bản thân không hề biết. Hậu quả là ngày càng có nhiều trẻ em gặp không ít khó khăn trong học tập, sinh hoạt, hòa nhập nhà trường và xã hội, thậm chí bỏ nhà, sống trong thế giới ảo, sử dụng chất kích thích, thực hiện hành vi xấu. Có nhiều trẻ đã từng tự làm đau mình như cắt tay, tự tử.
Vì vậy, Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare triển khai Chương trình Đánh giá các Rối loạn Phát triển và Tâm lý trẻ em nhằm phát hiện sớm các trường hợp trẻ em gặp khó khăn và nhanh chóng hỗ trợ, can thiệp để các gia đình có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
- Năng lực quản trị bản thân được xem là một trong những năng lực cốt lõi cần được hình thành cho học sinh ở các nhà trường.
- Thang đo đánh giá năng lực quản trị bản thân được PGS.TS Nguyễn Công Khanh thiết kế và hiệu chỉnh năm 2015, nhằm đánh giá khả năng quản trị bản thân của học sinh lứa tuổi trung học (THCS và THPT).
- Năng lực quản trị bản thân gồm 1 tổ hợp các năng lực thành phần như: năng lực tìm hiểu khám phá bản thân, năng lực trải nghiệm tự khẳng định; năng lực quản lý kiểm soát bản thân; năng lực lãnh đạo phát triển bản thân. Mỗi năng lực này lại gồm các thành phần, các dấu hiệu biểu hiện cốt lõi. Mỗi giáo viên cần giúp học sinh nhận ra xem bản thân có năng lực quản trị bản thân cụ thể nào, tạo cơ hội trải nghiệm để các em định hướng phát triển bản thân.
Mục đích sử dụng:
- Đánh giá năng lực khám phá và quản trị bản thân của học sinh.
- Là căn cứ để xác định rõ học sinh có khả năng quản trị/kiểm soát bản thân như thế nào? HS có khả năng tự trải nghiệm, tự khẳng định bản thân không?
- Dựa trên kết quả đánh giá của thang quản trị bản thân, nhà tham vấn có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ để nâng cao năng lực khám phá và kiểm soát bản thân cho HS.
- Đặc biệt, việc quản trị bản thân của HS sẽ liên quan chặt chẽ đến việc học tập và sự chủ động, tự tin khi tham gia các hoạt động ở trường học. HS có tự nhận thức được chính bản thân HS không.
Đối tượng sử dụng:
- Học sinh ở cấp học trung học bao gồm: HS cấp THCS và học sinh THPT
Các thành phần của thang đo:
Thang đánh giá Năng lực quản trị bản thân được thiết kế để đo 4 thành tố chính của năng lực bản thân của học sinh:
- Năng lực tìm hiểu khám phá bản thân: là tổ hợp các khả năng/thành phần như: tìm hiểu, suy ngâm, tự nhận thức bản thân. HS có năng lực này sẽ trả lời được câu hỏi tôi là ai? Tôi có năng lực gì? Tôi sẽ trở thành người như thế nào? Ngược lại, HS có năng lực này thấp thì chứng tỏ HS chưa hiểu chính bản thân mình, điều đó thường làm trẻ có giác tự ti, mặc cảm về chính mình.
- Năng lực trải nghiệm, tự khẳng định: Thể hiện ở khả năng chấp nhận thực tại, sẵn sàng trải nghiệm thực tế để khẳng định bản thân mình. Khi HS có năng lực này thì thường HS rất tự tin, chủ động tham gia các hoạt động ở trường. Đặc biệt HS biết thể hiện bản thân mình đúng lúc, đúng nơi, khẳng định được giá trị bản thân.
- Năng lực quản lý, kiểm soát bản thân: là năng lực mà HS có thể làm chủ được các cảm xúc, hành động của bản thân. HS quản lý được các vấn đề cá nhân liên quan đến chính bản thân HS bao gồm: cảm xúc, thời gian, hoạt động, kế hoạch, các mối quan hệ của bản thân mình. Trong năng lực này đặc biệt đề cập đến vấn đề HS kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.
- Năng lực lãnh đạo, phát triển bản thân: Là năng lực xác định được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống hiện tại, tương lai bằng những giá trị, niềm tin để biến những kế hoạch, ước mơ thành hiện thực. Năng lực lãnh đạo, phát triển bản thân còn thể hiện ở khả năng HS có thể luôn tự đưa ra được những mục tiêu, kế hoạch cho chính bản thân mình. Ngoài ra năng lực này cũng tiềm ẩn khả năng HS có thể dẫn dắt, lôi cuốn, lãnh đạo người khác theo những mục tiêu, kế hoạch bản thân đặt ra.
Các bước thực hiện test:
- Bước 1: Chuẩn bị và giới thiệu thang đo với học sinh.
- Bước 2: Cho HS thực hiện thang đánh giá.
- Bước 3: Đọc kết quả đánh giá.
- Bước 4: Chia sẻ kết quả đánh giá với HS, GV và Phụ huynh.
Lưu ý khi sử dụng:
- Mỗi học sinh khi tự đánh giá nếu có trên 5 câu thiết kế nghịch cho điểm tối đa (4 điểm) hoặc có điểm tổng dưới 60 điểm (sau khi đảo điểm các item in nghiêng) cần tham gia vào chương trình giáo dục giá trị sống, phát triển kỹ năng sống… để học cách thay đổi bản thân hoặc đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.
- Các nhà giáo dục, tư vấn tâm lý học đường cần sử dụng điểm chuẩn (điểm NORM) của trắc nghiệm này để đánh giá từng năng lực thành phần, năng lực quản trị (tổng thể) để đối sánh, phân loại.
- Khi cho HS thực hiện thang đánh giá cần có quan sát cẩn thận, khách quan cách HS hoàn thành test.
- Không nên để HS tự mang về làm hoặc bỏ đi chỗ khác khi HS đang thực hiện test.
- Không phán xét, xen ngang vào quá trình HS thực hiện bài đánh giá.
- Cần ghi lại cụ thể, hỏi thêm các thông tin khi thấy HS có nhiều câu in nghiêng cho điểm rất cao.
Link tham khảo: /doi-da-ban-can-biet-quan-tri-ban-than/
- Đăng kí online: https://braincare.vn/lien-he/.
- Đăng kí offline: Tổng đài tư vấn: 19003307 hoặc liên hệ hotline: 02444553307.