Hiện tượng trẻ thụt lùi về ngôn ngữ

hien-tuong-tre-thut-lui-ve-ngon-ngu

Con thụt lùi ngôn ngữ, xin đừng chủ quan

Một người bố đã nhắn tin chia sẻ với BrainCare rằng: “Năm con trai em lên 1 tuổi con đã nói được “bố ơi, mẹ ơi, bà ơi” rồi, nhưng vì công việc vợ chồng phải gửi con về quê sống với bà nội. Bà nội cho con xem tivi, điện thoại nhiều và Giờ con lên 2 tuổi 3 tháng NHƯNG con không nói gì nữa, mới chỉ nói được “bye bye”, vợ chồng có ép con nói thì con lại khóc. Em dự tính sắp xếp thời gian đặt lịch nhờ chuyên gia bên BrainCare đánh giá cho con, mong sớm tìm được giải pháp tốt nhất”

Chậm ngôn ngữ - có phải do xem tivi, điện thoại nhiều?

  • Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thắm – Phó Viện trưởng Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare chia sẻ: Giai đoạn từ 1 – 3 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ phát triển ngôn ngữ. Và để trẻ phát triển được ngôn ngữ cần có một môi trường giao tiếp có ý nghĩa, trong đó đặc biệt rất cần sự tương tác giữa người với người. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận vào một thực tế đang xảy ra ở nhiều gia đình: Bởi vì bố mẹ quá bận nên bố mẹ gửi con cho ông bà. Song, ông bà cũng chỉ hỗ trợ được một phần nào, ông bà cũng sẽ có những khó khăn, hạn chế trong quá trình giao tiếp, tương tác với cháu, nhiều ông bà đã cho cháu xem điện thoại để cháu ngồi im, không nghịch phá. Lúc trẻ xem tivi, trẻ chỉ tiếp nhận thông tin một chiều. Trẻ là người nghe và chỉ cần yên lặng nghe. Lâu dần sẽ khiến trẻ mất đi nhu cầu được nói. Điện thoại, tivi không phải là tác nhân chính làm trẻ chậm nói, nhưng đó lại là tác nhân quan trọng làm gia tăng mức độ chậm nói; trẻ khó khăn về ngôn ngữ sẽ dẫn tới các khó khăn trong tư duy, nhận thức, hòa nhập và học tập.
  • Chính vì vậy, việc bố có thể làm ngay bây giờ là nên đưa con đi chẩn đoán, đánh giá để các chuyên gia uy tín kiểm tra các mức độ phát triển của con hiện tại như thế nào? Hoặc con có đang gặp phải những vấn đề về rối loạn phát triển hay không? Để từ đó chuyên gia đưa ra các hướng hỗ trợ phù hợp nhất, để can thiệp kịp thời cho con”.
  • “Bố ơi”, “mẹ ơi”, tiếng gọi ríu rít của con, có lẽ là điều rất nhiều cha mẹ mong chờ trong suốt 2 năm đầu đời. Và 3 năm đầu đời cũng chính là giai đoạn quan trọng nhẩt để cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở con (về cả hành vi, ngôn ngữ, khả năng tương tác, vận động,…), từ đó đưa con đi đánh giá và can thiệp kịp thời, để tương lai của con phát triển toàn diện hơn. Trong quá trình can thiệp tích cực kết hợp với sự hợp tác tốt của trẻ và sự hỗ trợ từ gia đình, cơ hội tiến bộ của trẻ sẽ cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, cha mẹ ơi, việc cha mẹ nên làm bây giờ đó là nhanh chóng đưa con đi đánh giá càng sớm càng tốt tại các cơ sở uy tín”.
  • Bất cứ khi nào cần hỗ trợ, đánh giá chậm nói, đánh giá mức độ phát triển trực tiếp cho con, cha mẹ đừng quên Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ và bé. BrainCare kính chúc cha mẹ khoẻ mạnh và vững tâm để đồng hành cùng con trên suốt hành trình này. BrainCare xin nhấn mạnh lại một lần nữa “Đừng chần chừ chờ đợi, bỏ qua khi thấy con có các biểu hiện chậm trễ, khác thường”. Hãy hành động ngay vì sự tiến bộ của con!
Yêu thương!

Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!

Contact Me on Zalo